HOT

Đề thi học kì 1 Văn 10 trường Nguyễn Thị Minh Khai tp Hồ Chí Minh năm 2019-2020

By Thiên Minh | 22/12/2019

Cùng tham khảo đề thi học kì 1 Văn lớp 10 trường Nguyễn Thị Minh Khai tp Hồ Chí Minh năm học 2019-2020 dưới đây và tự làm xem mình được bao nhiêu điểm các em nha. Đây được đanh giá là bài kiểm tra trong những năm gần đây của nhà trường.


Ghi chú: Tải "Tài liệu, Lời giải" có phí, bạn liên hệ qua Zalo: 0363072023 hoặc Facebook TẠI ĐÂY.

Cấu trúc Đề thi học kì 1 Văn 10 trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai thành phố Hồ Chí Minh năm 2019-2020 gồm 2 phần Đọc Hiểu và Làm Văn, thời gian làm bài là 90 phút không kể thời gina phát đề. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết đề thi dưới đây.

de thi hoc ki 1 lop 10 mon ngu van

Đáp án Đề thi học kì 1 Văn 10 trường Nguyễn Thị Minh Khai tp Hồ Chí Minh năm 2019-2020:

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3 ĐIỂM)

Câu 1. (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản : Phương thức tự sự.

Câu 2. (0,5 điểm)

- Sản phẩm thuốc Pênixilin của tác giả được đưa ra sử dụng sớm và giúp ông đạt giải Nobel vì chiến tranh thế giới xảy ra, thương vong nhiều đến mức các loại thuốc chưa kiểm tra cũng được phép sử dụng.

Câu 3. (1.0 điểm)

-  Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích: điệp ngữ ( Tôi sẽ, nếu như), điệp cấu trúc ( Tôi sẽ…nếu như…).
- Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu cho câu văn, làm cho câu văn nhịp nhàng hơn.
+ Nhấn mạnh những tình huống sẽ xảy ra nếu tác giả không biết nắm bắt cơ hội giúp tác giả đạt được những thành công trong cuộc sống.
Học sinh gọi tên được biện pháp (0.25 điểm); chỉ ra cụ thể (0.25 điểm); nêu được hai tác dụng biểu đạt và ý nghĩa (0.5 điểm)

Câu 4. (1,0 điểm)

Học sinh có thể rút ra các thông điệp khác nhau, nhưng cần phải sát với nội dung của văn bản. Sau đây là một số gợi ý:  
- Mỗi tình huống trong cuộc sống là cơ hội để con người phát huy tài năng.
- Bản thân mỗi người cần biết nắm bắt cơ hội và nỗ lực phấn đấu học tập, lao động để tạo nên thành công trong cuộc sống.

PHẦN II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn NLXH

a/ Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ), biết triển khai luận điểm, diễn đạt mạch lạc.

b/ Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu lên được ý nghĩa của cơ hội đối với cuộc sống của chúng ta:
- Cơ hội là hoàn cảnh thuận tiện gặp được để làm việc chúng ta mong ước. Cơ hội đồng nghĩa với thời cơ, dịp may. Cơ hội có thể do bản thân tự tạo ra hoặc có thể do một yếu tố khách quan đưa đến.
- Mỗi cơ hội xuất hiện trong cuộc sống đều mang một ý nghĩa riêng. Cơ hội chính là tấm vé thông hành giúp bạn sớm đạt đến những ước mơ, những dự định mà bản thân còn đang ấp ủ.
- Nắm bắt được cơ hội chính là lúc bạn có dịp để thách thức giới hạn của bản thân. Đó là cách để bạn trưởng  thành, mạnh mẽ và tự tin hơn.
- Khi biết tạo ra cơ hội cho chính mình và biết nắm bắt cơ hội đó là bạn đang thử sức mình, tôi luyện mình trở nên nghị lực hơn - một yếu tố không thể thiếu của người thành công.

c/Biểu điểm:
- Điểm 2:  Đạt các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức nêu trên, có ý tưởng mới mẻ, sáng tạo, văn viết lưu loát.
- Điểm 1:
+ Đáp ứng cơ bản các yêu cầu của đề, còn mắc lỗi diễn đạt
+ Đạt các yêu cầu về kiến thức, văn viết lưu loát, nhưng chưa đảm bảo yêu cầu hình thức (đoạn văn)
- Điểm 0,5: không hiểu rõ đề, bài quá sơ sài
*Lưu ý:
- Giáo viên chấm điểm khuyến khích đối với những bài viết sáng tạo.  

Câu 2. Nghị luận văn học: ( 5 điểm)

a/ Yêu cầu về kỹ năng:
Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, kết cấu bài viết chặt chẽ, biết dùng từ, đặt câu, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, bố cục cân đối, trình bày bài viết rõ ràng, tôn trọng người đọc.

b/ Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ “Nhàn”, học sinh biết cách xây dựng luận đề, luận điểm và phân tích để làm sáng tỏ quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu bật được những ý sau:
@ Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, bài thơ “Nhàn”; vấn đề nghị luận và giới hạn tư liệu: quan niệm sống nhàn của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm qua sáu câu thơ đầu (0.5 điểm)

@ Cảm nhận để làm sáng tỏ quan niệm sống nhàn của tác giả: (4.0 điểm)

* Luận điểm 1: Nhàn là sự thảnh thơi, ung dung trong lòng với thú điền viên (câu 1, 2) (1.5 điểm)
=> Những hình ảnh bình dị, thân thuộc: mai, cuốc, cần câu: chỉ những công việc lao động cụ thể của người nông dân quê đào đất, vụn xới, câu cá.
=> Số từ “một” được lặp lại kết hợp với phép liệt kê: thể hiện công việc lao động bận rộn, vất vả thường xuyên.
=> Câu thơ đầu cho ta biết cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà với những công việc nặng nhọc, vất vả, lấm láp.
 “Thơ thẩn”: Dáng vẻ ung dung, tự tại.
- Cụm từ “dầu ai vui thú nào”: phủ nhận những thú vui đời thường mà người đời ganh nhau theo đuổi.
=> Tâm thế của tác giả: vui vẻ, xem những công việc nặng nhọc ấy là thú vui điền viên.
=> Quan niệm sống nhàn: Dù thân bận rộn, cực nhọc nhưng tâm hồn luôn        ung dung, tự tại, thư thái.

* Luận điểm 2: Nhàn là quan niệm sống lánh đục về trong (câu 3, 4)(1.5 điểm)
- Phép đối: ta – người, dại – khôn, nơi vắng vẻ - chốn lao xao: nhấn mạnh quan niệm và triết lí sống của tác giả.
- Phép ẩn dụ:
+ Nơi vắng vẻ: Chốn làng quê yên bình, tĩnh tại, chốn bình yên của tâm hồn.
+ Chốn lao xao: Chốn quan trường bon chen, ngổn ngang tranh giành, đấu đá.
- Cách nói ngược: Ta dại – người khôn: Cái dại của một nhân cách thanh cao và cái khôn của những con người vụ lợi.
=> Cách nói hóm hỉnh pha chút mỉa mai, vừa để răn mình vừa để dạy đời.
=> Quan niệm sống nhàn: Xa lánh chốn quan trường với những bon chen danh lợi, trở về với cuộc sống thôn dã giản dị, bình yên.

* Luận điểm 3: Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên (câu 5, 6) (1.0 điểm)
- Xuất hiện bức tranh 4 mùa: Xuân – hạ - thu – đông: gợi về thiên nhiên làng quê Bắc bộ.
- Thức ăn: thu ăn măng trúc, đông ăn giá: thức ăn đơn sơ, giản dị, có sẵn trong tự nhiên, mùa nào thức đấy.
- Sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao: sinh hoạt theo sự thay đổi của thiên nhiên, sống hòa vào cùng thiên nhiên, thanh cao, giản dị.
- Cách ngắt nhịp 4/3 rất nhịp nhàng, cùng giọng điệu vui tươi thoải mái: gợi nhịp sống thong dong, ung dung.
=> Quan niệm sống nhàn: sống thuận theo tự nhiên, hưởng thụ những gì có sẵn trong thiên nhiên, không mưu cầu, bon chen.

@ Đánh giá chung: (0.5 điểm)

- Về nội dung: bài thơ thể hiện rõ quan niệm sống tích cực của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, đặc biệt trong bối cảnh xã hội loạn lạc. Qua đó, chúng ta hiểu thêm về vẻ đẹp trí tuệ và nhân cách của tác giả.
- Về nghệ thuật: tác phẩm có ngôn ngữ giản dị, tự nhiên; giọng thơ nhẹ nhàng hóm hỉnh; sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật: đối, điệp…   
* Lưu ý:
- Khi làm bài, học sinh kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật, không diễn xuôi thơ.
- Chấm điểm khuyến khích đối với những bài viết sáng tạo.  

de thi hoc ki 1 lop 10 mon van

Trên đây là Đề thi học kì 1 Văn 10 trường Nguyễn Thị Minh Khai tp Hồ Chí Minh năm 2019-2020 cùng đáp án chi tiết. Các em cùng tham khảo và chia sẻ cho bạn bè của mình để cùng nhau làm nha. Các em tham khảo thêm Đề thi học kì 1 Toán 10 sở GD&ĐT Bà Rịa Vũng Tàu năm 2019 2020 ở đây.

ĐG của bạn?

Donate: Ủng hộ website Giaitoan8.com thông qua STK: 0363072023 (MoMo hoặc NH TPBank).
Cảm ơn các bạn rất nhiều!

Từ khóa:
  • de thi hoc ki 1 van 10

  • de thi hoc ki 1 lop 10 mon ngu van

  • de thi hk1 van 10

  • de thi hoc ki 1 mon ngu van lop 10

  • de thi ngu van 10 hoc ki 1