HOT

Giải bài 27 Sinh 12

By Thiên Minh | 23/12/2018

Mỗi loài đều phải tự thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh sống tại quần thể của mình, trong bài 27 sinh 12, các em sẽ được tìm hiểu rõ hơn về quá trình hình thành quần thể thích nghi trong tự nhiên hiện nay.


Ghi chú: Tải "Tài liệu, Lời giải" có phí, bạn liên hệ qua Zalo: 0363072023 hoặc Facebook TẠI ĐÂY.

Qua bài Quá trình hình thành quần thể thích nghi, chúng ta sẽ biết thêm được các đặc tính của nhiều loài vật trong tự nhiên hiện nay để có thể tồn tại và phát triển được.

giai bai 27 sinh 12

Giải bài 27 Sinh 12 ngắn nhất, Quá trình hình thành quần thể thích nghi

Xem lại Bài 26 Sinh 12 về Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Giải bài 27 Sinh 12 ngắn nhất

Giải bài 1 trang 122 SGK Sinh học 12:

giai bai qua trinh hinh thanh quan the thich nghi

Giải bài 2 trang 122 SGK Sinh học 12:

Giả thuyết: Do đột biến gen hoặc biến dị tổ hợp, có một số cây trồng có thể tự sản sinh ra một số chất độc đối với côn trùng. Trong điều kiện bình thường (không có sâu hại), những cây có chứa các chất độc này phát triển chậm hoặc yếu hơn cây khác (vì phải tiêu tốn thêm năng lượng ngăn chặn tác hại của chất độc đối với chính mình hoặc bài tiết chất độc ra ngoài). Tuy nhiên, khi sâu hại xuất hiện thì hầu hết các cây khác bị chết chỉ còn lại một số cây có chất độc có thể tồn tại và phát triển được. Số cây này nhanh chóng phát triển thành quần thể cây trồng kháng sâu nếu áp lực chọn lọc ngày một tăng.

Giải bài 3 trang 122 SGK Sinh học 12:

Nấm độc có màu sắc sặc sỡ tại vì: Màu sắc sặc sỡ của nấm được gọi là màu sắc "cảnh báo", đây là một đặc điểm thích nghi vì nó "cảnh báo" cho các động vật ăn nấm là chúng chứa chất độc, thực tế, khi động vật ăn phải nấm độc có màu sắc sặc sỡ thì sau đó nhìn thấy nấm có màu sắc sặc sỡ sẽ không dám ăn.

Giải bài 4 trang 122 SGK Sinh học 12:

Các loài côn trùng độc (sâu róm, bọ nét…) thường có màu sắc sặc sỡ gọi là màu sắc "cảnh báo" khiến cho các sinh vật khác không dám ăn chúng. Các loài khác sống cùng với loài côn trùng độc này nếu có đột biến làm cho cá thể có màu sắc sặc sỡ giống màu của côn trùng độc thì cá thể đó cũng được lợi vì các loài thiên dịch của chúng tưởng đây là loài độc sẽ không dám ăn mặc dù những sinh vật này: không chứa chất độc.

Giải bài 5 trang 122 SGK Sinh học 12:

Như chúng ta đã biết, khi sử dụng hóa chất có thể gây đột biến, tạo gen kháng thuốc ở sâu, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, các gen kháng thuốc được tích luỹ ngày càng nhiều trong cơ thể, cho đến lúc khả năng kháng thuốc ngày càng hoàn thiện, dó chính là sự hình thành đặc điểm thích nghi của sâu trước các tác động của môi trường.

Cũng giống như con người, các loài sinh vật, động vật đều phải thay đổi và thích nghi với điều kiện tự nhiên, qua bài tìm hiểu về quá trình hình thành quần thể thích nghi, các em đã được hiểu thêm về lý do mà các loài sinh vật có những đặc điểm khác nhau rồi phải không? Trong Bài 28 sinh 12, chúng ta học kỹ hơn về Loài nha!

ĐG của bạn?

Donate: Ủng hộ website Giaitoan8.com thông qua STK: 0363072023 (MoMo hoặc NH TPBank).
Cảm ơn các bạn rất nhiều!

Từ khóa:
  • giai bai 27 sinh 12

  • giải bài tập trang 122 sgk sinh 12

  • giải bài quá trình hình thành quần thể thích nghi

  • giải sinh 12