HOT

Đề cương ôn tập ở nhà phòng chống dịch bệnh môn Ngữ Văn lớp 9

By Thiên Minh | 23/02/2020

Cùng tham khảo đề cương ôn tập ở nhà phòng chống dịch bệnh môn Ngữ Văn lớp 9 mà GiaiToan8.com sưu tầm và chia sẻ trong tài liệu dưới đây, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT cũng sắp tới, vì thế, hị vọng với đề cương này, các em sẽ xác định được mục tiêu ôn tập của mình.


Ghi chú: Tải "Tài liệu, Lời giải" có phí, bạn liên hệ qua Zalo: 0363072023 hoặc Facebook TẠI ĐÂY.

Trong đề cương ôn tập ở nhà phòng chống dịch bệnh môn Ngữ Văn lớp 9 sẽ gồm đầy đủ và chi tiết các nội dung mà các em cần ôn tập, trong đó có những bài thơ, câu truyện và chúng ta cần hiểu và nhớ kỹ về các nhân vật, nội dung để tiến hành làm văn phân tích ...

de cuong on tap o nha phong chong dich benh mon ngu van lop 9

Đề cương ôn tập ở nhà phòng chống dịch bệnh môn Ngữ Văn lớp 9 chi tiết.

A .  VĂN BẢN

PHẦN I.  VĂN BẢN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

1. Tác phẩm và trích đoạn cần ôn tập:

- Chuyện người con gái Nam Xương-  Nguyễn Dữ
- Hoàng Lê nhất thống chí (trích Hồi thứ mười bốn) - Ngô gia văn phái
- Truyện Kiều – Nguyễn Du và các đoạn trích:
+ Chị em Thúy Kiều
+  Cảnh ngày xuân
+ Kiều ở lầu Ngưng Bích
-  Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ( trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn  Đình  Chiểu ).

2. Yêu cầu chung

+ Cần nắm được kiến thức cơ bản về tác giả, thể loại của tác phẩm, hiểu ý nghĩa nhan đề, tóm tắt được nội dung cốt truyện.
+ Đối với các đoạn trích và tác phẩm truyện trung đại: cần nắm vững hướng phân tích nhân vật, khái quát được chủ đề tác phẩm…chú ý đặc trưng thể loại để thấy được đóng góp về tư tưởng và nghệ thuật của từng tác giả.
+ Đối với các truyện thơ, cần nắm được vị trí của từng đoạn trích trong cốt truyện, bố cục, cách phân tích,  giá trị nội dung và nghệ thuật …
+ Từ các tác phẩm đã học, cần khái quát được một số vấn đề chung như: phẩm chất và số phận của người phụ nữa trong thời kì chế độ phong kiến suy tàn, những biểu hiện phong phú sâu sắc của cảm hứng nhân đạo.

PHẦN II. THƠ HIỆN ĐẠI

1. Tác phẩm cần ôn tập

- Đồng chí – Chính Hữu
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật
- Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận
- Bếp lửa – Bằng Việt
- Ánh trăng – Nguyễn Duy

2. Yêu cầu chung

+  Học thuộc các bài thơ.
+  Nhận biết tên tác giả và tác phẩm, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, đề tài, chủ đề, cảm xúc chủ đạo, mạch cảm xúc, bố cục.
+ Hiểu được ý nghĩa nhan đề bài thơ.
+ Nêu được ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật đặc sắc của văn bản.
+ Khái quát giá trị nội dung ( nói lên điều gì về con người, cuộc sống…) và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ (sử dụng ngôn từ, sáng tạo hệ thống hình ảnh, cách thể hiện cảm xúc, giọng điệu, thể loại…).
+ Từ các tác phẩm thơ hiện đại đã học, có thể khái quát một số vấn đề  chung như: vẻ đẹp của hình tượng người lính, tình cảm gia đình…

 PHẦN III.  TRUYỆN HIỆN ĐẠI

1. Tác phẩm cần ôn tập

- Làng  ( trích- Kim Lân )
- Lặng lẽ Sa Pa - ( trích- Nguyễn Thành Long )
-  Chiếc lược ngà - ( trích- Nguyễn Quang Sáng )
-  Cố hương - Lỗ Tấn…

2. Yêu cầu chung

+ Đọc kĩ văn bản.
+  Cần nắm được tên tác giả, nhan đề  truyện, xác định đề tài, chủ đề, ngôi kể, ý nghĩa nhan đề, tóm tắt nội dung cốt truyện.
+ Biết cách phân tích tình huống truyện, hình tượng nhân vật; hiểu được giá trị tư tưởng và những yếu tố đặc sắc trong nghệ thuật tự sự.
+ Biết cách khai thác những chi tiết nghệ thuật đặc sắc; hiểu được tác dụng của sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự.
+ Nắm vững nội dung và nghệ thuật của văn bản.
+ Hiểu được ý nghĩa các văn bản…

PHẦN IV.  VĂN BẢN NHẬT DỤNG  VÀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

1. Tác phẩm cần ôn tập

- Phong cách Hồ Chí Minh ( Lê Anh Trà)
- Đấu tranh cho một thế giới hòa bình ( G. G Mác- két)
- Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
- Bàn về đọc sách ( Chu Quang Tiềm)
- Tiếng nói của văn nghệ ( Nguyễn  Đình Thi)
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ( Vũ Khoan)

2. Yêu cầu chung

+ Cần nắm được tên tác giả, xuất xứ, bố cục và chủ đề…Từ đó HS tự thu nhận, tích lũy những hiểu biết cơ bản về văn hóa, xã hội.
+ Cần hiểu cách xây dựng hệ thống luận điểm, nghệ thuật nghị luận đặc sắc, cách sử dụng ngôn ngữ…và tập vận dụng vào việc viết văn.
Lưu ý:  Phần Văn bản các con cần:
- Nhớ được tên các văn bản.
- Học thuộc thơ, nắm được cốt truyện…
- Lập sơ đồ tư duy các văn bản trên theo các nội dung sau:
+ Giới thiệu chung về văn bản ( tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, thể loại, phương thức biểu đạt, bố cục, giá trị nội dung và nghệ thuật…)
+ Phân tích văn bản.

B. TIẾNG VIỆT

* Các kiến thức cần ôn tập:
- Từ ngữ: Các loại từ tiếng Việt. Các biện pháp tu từ.
- Ngữ pháp: Các thành phần câu và các kiểu câu.
- Các  phép liên kết.
- Các phương châm hội thoại.
- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
* Yêu cầu:
- Cần nắm được nội dung khái niệm ( lập sơ đồ tư duy để nhớ)
- Biết nhận diện chính xác những kiến thức trên.
- Biết vận dụng kiến thức để viết câu, dựng đoạn…

C. TẬP LÀM VĂN

* Tập trung vào hai nội dung lớn:
- Nghị luận xã hội: về một sự việc, hiện tượng đời sống, về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Nghị luận văn học: về một nhân vật trong tác phẩm tự sự, nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

* Yêu cầu:

- Nắm được khái niệm: Nghị luận xã hội: về một sự việc, hiện tượng đời sống, về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Nghị luận văn học: về một nhân vật trong tác phẩm tự sự, nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Biết tạo lập văn bản Nghị luận xã hội: về một sự việc, hiện tượng đời sống, về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Nghị luận văn học: về một nhân vật trong tác phẩm tự sự, nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Trên đây là đề cương ôn tập môn Ngữ Văn lớp 9 trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh, các em ôn tập thêm với Bài tập ở nhà phòng chống dịch bệnh môn Sinh học lớp 9 ở đây.

ĐG của bạn?

Donate: Ủng hộ website Giaitoan8.com thông qua STK: 0363072023 (MoMo hoặc NH TPBank).
Cảm ơn các bạn rất nhiều!

Từ khóa:
  • de cuong on tap mon ngu van lop 9

  • de cuong on tap o nha mon ngu van lop 9

  • de cuong on tap o nha chong dich benh mon ngu van lop 9