HOT

Cách mở bài Nghị luận xã hội về lời chào ngắn gọn, hay nhất

By Thích Soạn Văn | 05/05/2023

Nhằm giúp các em học sinh lớp 9 hoàn thành đề bài Cách mở bài Nghị luận xã hội về lời chào ngắn gọn, hay nhất, Giaitoan8.com gửi tới các em một số bài văn mẫu được chúng tôi biên soạn và chia sẻ dưới đây. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích các em có thể ứng dụng vào bài viết của mình một cách tốt nhất.



Ghi chú: Tải "Tài liệu, Lời giải" có phí, bạn liên hệ qua Zalo: 0363072023 hoặc Facebook TẠI ĐÂY.

Để hoàn thành tốt bài văn Cách mở bài Nghị luận xã hội về lời chào ngắn gọn, hay nhất, các em có thể lựa chọn một trong số các câu chuyện gợi ý được Giaitoan8.com chia sẻ dưới đây để tham khảo, chuẩn bị cho giờ học sắp tới đạt kết quả cao.

Cách mở bài Nghị luận xã hội về lời chào số 1

Người ta vẫn thường nói rằng:

“Một chào, hai dạ, ba thưa

Tưởng chừng là dễ, mấy ai tận tường”

Trong văn hóa Việt Nam lời chào hỏi là một nét truyền thống đẹp đẽ, đã được duy trì từ ngàn đời nay. Lời chào hỏi còn là biểu hiện của con người có văn hóa, biết cách ứng xử trong cuộc sống. Nhưng trong xã hội hiện nay, nét đẹp văn hóa ấy ngày càng bị mai một, đặc biệt là trong tầng lớp học sinh, làm mất đi giá trị, ý nghĩa vốn có của nó.

Cách mở bài Nghị luận xã hội về lời chào số 2

Từ xa xưa, ông cha ta đã để lại rất nhiều những câu tục ngữ, thành ngữ về lời chào hỏi như: "lời chào cao hơn mâm cỗ", "đi hỏi về chào", "đi thưa về báo"... Như vậy, lời chào hỏi từ lâu đã trở thành văn hóa ứng xử giao tiếp rất đẹp, giàu tính nhân văn của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, văn hóa lời chào hỏi ấy đang dần bị mai một nghiêm trọng.

Cách mở bài Nghị luận xã hội về lời chào số 3

Trong xã hội hiện đại ngày nay có nhiều thứ thay đổi. Từ nhà cửa, phố xá, xe cộ cho đến những công trình tầm cỡ. Có phải vì thế mà những văn hóa truyền thống tốt đẹp, cụ thể như văn hóa chào hỏi trong mỗi người, nhất là trong giới trẻ ngày nay, đang thay đổi theo cuộc sống hiện đại ấy? Trong cuộc sống hàng ngày, lời chào có một vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vậy mà từ xa xưa, cha ông ta đã nhắc nhở bảo nhau: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Tại sao cha ông ta lại ví như vậy?

Cách mở bài Nghị luận xã hội về lời chào số 4

“Đi đến nơi nào, lời chào đi trước,

Lời chào dẫn bước, con đường bớt xa.”

Mỗi người chúng ta, trong cuộc hành trình đầy chông gai của đường đời, rất cần có cho mình một kỹ năng sống để làm hành trang chiếm lĩnh thành công, hạnh phúc và tất cả những giá trị đích thực của cuộc sống. Bàn về kỹ năng sống, có thể sẽ có rất nhiều người cho rằng nó là vô biên nhưng có một nét đẹp trong giao lưu, ứng xử hằng ngày lại là điều mà chúng ta cần lưu tâm và bàn luận. Đó chính là lời chào.

Cách mở bài Nghị luận xã hội về lời chào số 5

Chào hỏi là phong tục vốn có từ lâu đời nay của dân tộc Việt Nam. Con người đã gặp nhau là chào nhau, chào thường đi đôi với hỏi, mọi người có thể chào hỏi, chào mời thay cho những lời chào thuần tuý như các nước khác.

Qua nội dung bài viết Cách mở bài Nghị luận xã hội về lời chào ngắn gọn, hay nhất Giaitoan8.com hy vọng các em sẽ có thêm những vốn từ hay cũng như kỹ năng làm bài để đạt kết quả cao nhất trong bài thi sắp tới. Các em xem tiếp Cách mở bài Suy nghĩ về hiện tượng học sinh bỏ bê học tập, tốn thời gian vào internet ngắn gọn, hay nhất tại đây.

ĐG của bạn?

Donate: Ủng hộ website Giaitoan8.com thông qua STK: 0363072023 (MoMo hoặc NH TPBank).
Cảm ơn các bạn rất nhiều!

Từ khóa:
  • Cách mở bài Nghị luận xã hội về lời chào ngắn gọn

  • mở bài Nghị luận xã hội về lời chào hay nhất

  • Nghị luận xã hội về lời chào hay nhất