HOT

Cách mở bài Phân tích sáu câu thơ cuối Cảnh ngày xuân ngắn gọn, hay nhất

By Thích Soạn Văn | 22/12/2022

Tiếp sau đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho các em học sinh cách làm đề văn Cách mở bài Phân tích sáu câu thơ cuối Cảnh ngày xuân ngắn gọn, hay nhất nhằm giúp các em củng cố kĩ năng làm bài, bên cạnh đó có thêm những gợi ý về nội dung giúp bài viết của mình phong phú hơn.


Ghi chú: Tải "Tài liệu, Lời giải" có phí, bạn liên hệ qua Zalo: 0363072023 hoặc Facebook TẠI ĐÂY.

Để hoàn thành tốt bài văn Cách mở bài Phân tích sáu câu thơ cuối Cảnh ngày xuân ngắn gọn, hay nhất, các em có thể lựa chọn một trong số các câu chuyện gợi ý được Giaitoan8.com chia sẻ dưới đây để tham khảo, chuẩn bị cho giờ học sắp tới đạt kết quả cao.

Cách mở bài Phân tích sáu câu thơ cuối Cảnh ngày xuân ngắn gọn, hay nhất

Mẫu 1

 "Cảnh ngày xuân" là một trong những trích đoạn đặc sắc thể hiện rõ tài năng nghệ thuật của tác giả Nguyễn Du trong việc miêu tả thiên nhiên. ✍️Nếu như ở những câu thơ đầu tiên, tác giả làm nổi bật bức tranh mùa xuân tươi sáng, ✍️tràn đầy sức sống vào buổi ban mai thì ở sáu câu thơ cuối, cùng với sự chuyển biến và trôi chảy của thời gian, nhà thơ tập trung miêu tả khung cảnh chiều tà khi lễ hội Thanh minh kết thúc và hai chị em Thúy Kiều ra về. ✍️Cảnh vật vì thế cũng nhuốm màu tâm trạng nhờ biện pháp "tả cảnh ngụ tình" đặc sắc.

Mẫu 2

    Khác với khung cảnh rạo rực, vui tươi vào buổi sớm của tiết thanh minh, ✍️buổi chiều “Cảnh ngày xuân” lại được Nguyễn Du khắc họa nhuốm một màu man mác, trầm lắng. Sáu câu thơ cuối trong bài “Cảnh ngày xuân” vẽ lên một nỗi niềm ưu tư, một nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy dụng ý bậc cao của tác giả.

Mẫu 3

    “Truyện Kiều” của Nguyễn Du không chỉ có giá trị lớn về mặt nội dung mà còn thể hiện được bút pháp nghệ thuật tài tình của tác giả. Đặc biệt, ✍️sáu câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã cho thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình xuất sắc của đại thi hào Nguyễn Du.

Mẫu 4

 Mặc dù "Truyện Kiều" của Nguyễn Du đã cách xa chúng ta hơn ba thế kỉ nhưng những câu thơ trong "Truyện Kiều" vẫn cứ réo rắc,✍️ ngân nga, lặng lẽ chảy vào trong chiều sâu văn hóa, tâm hồn của mỗi người dân Việt. Ta không khó để có thể bắt gặp những con người yêu Kiều như bói Kiều,✍️ vịnh Kiều và ngâm Kiều... Vậy, đâu là điều làm nên sức ảnh hưởng và sự sống lâu bền ấy của tác phẩm? Đó không chỉ nhờ có phương diện nội dung mà còn có cả những đóng góp về yếu tố nghệ thuật độc đáo, đặc sắc. Một trong các thủ pháp nghệ thuật đạt tới đỉnh cao hiếm có trong ✍️"Truyện Kiều" là thủ pháp "tả cảnh, tả tình" (hay còn gọi là tả cảnh ngụ tình). ✍️Sáu câu thơ cuối đoạn trích "Cảnh ngày xuân" là một minh chứng tiêu biểu cho sự thành công về mặt nghệ thuật ấy.

Mẫu 5

    Nguyên tắc của thơ xưa, khi miêu tả cảnh bao giờ cũng gắn với con người và thể hiện tình cảm của đối tượng. ✍️Khung cảnh luôn là vật chiếu, khúc xạ những tâm tư, tình cảm của nhân vật “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” . Không nằm ngoài nguyên tắc chung đó, thơ Nguyễn Du cũng thể hiện tương tự như vậy. ✍️Sáu câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” không chỉ kể về kết thúc ngày hội du xuân, mà còn thể hiện những xúc cảm, suy nghĩ của nhân vật.

Trên đây là nội dung văn mẫu Cách mở bài Phân tích sáu câu thơ cuối Cảnh ngày xuân ngắn gọn, hay nhất, hãy chia sẻ những bài văn hay khác mà mình tự viết nha. Giaitoan8.com chúc các em học tốt. Xem tiếp Cách mở bài Phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên mùa xuân trong Cảnh ngày xuân ngắn gọn, hay nhất ở đây.

ĐG của bạn?

Donate: Ủng hộ website Giaitoan8.com thông qua STK: 0363072023 (MoMo hoặc NH TPBank).
Cảm ơn các bạn rất nhiều!

Từ khóa:
  • Cách mở bài Phân tích sáu câu thơ cuối Cảnh ngày xuân ngắn gọn

  • phân tích sáu câu thơ cuối Cảnh ngày xuân hay nhất