HOT

Cách mở bài Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa ngắn gọn, hay nhất

By Thích Soạn Văn | 23/04/2023

Cách mở bài Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa ngắn gọn, hay nhất là nội dung gồm 5 bài văn mẫu được Giaitoan8.com sưu tầm từ những bài văn hay nhất của các học sinh trên cả nước sẽ giúp các em học sinh có thêm nhiều ý tưởng hay để sáng tạo ra những bài văn hấp dẫn và đặc sắc hơn.



Ghi chú: Tải "Tài liệu, Lời giải" có phí, bạn liên hệ qua Zalo: 0363072023 hoặc Facebook TẠI ĐÂY.

Với các bài văn mẫu Cách mở bài Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa ngắn gọn, hay nhất dưới đây các em sẽ hoàn thiện thêm kỹ năng trong việc viết văn cũng như bổ sung thêm nhiều từ vựng hay áp dụng cho bài viết chính thức của mình.

Cách mở bài Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa số 1

 Trong cuộc đời mỗi người, kỉ niệm tuổi thơ bao giờ cũng đẹp đẽ thân thuộc và chứa chan tình nghĩa. Bởi những kỉ niệm ấy thường gắn bó với những con người ruột thịt. Với Bằng Việt kỉ niệm về bà và tình bà cháu chắc là sâu nặng lắm thân thiết lắm nên mới khơi nguồn dòng cảm xúc nồng ấm để sáng tạo một tác phẩm đặc sắc: bài thơ “Bếp lửa”. Có thể đấy là những kỉ niệm riêng của nhà thơ, song đọc bài thơ chúng ta vẫn được sưởi chung với nhà thơ hơi lửa của tình người thật gần gũi ân nghĩa, thật cao đẹp và thiêng liêng. Theo diễn biến tâm tư của nhân vật người cháu, chúng ta cảm nhận thấm thìa từng cung bậc tâm trạng.

Cách mở bài Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa số 2

  "Bếp lửa" là bài thơ tuyệt hay của Bằng Việt. Bài thơ đã đi qua một hành trình nửa thế kỉ, nhưng đọc lúc nào, ta cũng cảm thấy hay, xúc động kì lạ. Giọng thơ ngọt ngào, tha thiết. Hình ảnh người bà đôn hậu, con chim tu hú, kỉ niệm vui, buồn thời thơ ấu ... và hình ảnh bếp lửa, tất cả cứ sống dậy trong tâm hồn ta. Hình ảnh bếp lửa thật đẹp và đầy ấn tượng vì bếp lửa là sự sống, là nguồn hạnh phúc gia đình, là tình thương cho con cháu của bà. Có bà mới có bếp lửa.

Cách mở bài Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa số 3

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ông viết bài thơ “Bếp lửa” vào tuổi 19, đó là năm 1963 khi còn là sinh viên đang học đại học ở nước ngoài. Cảm xúc dào dạt, lời thơ đẹp, giọng thơ thiết tha bồi hồi, hình tượng thơ độc đáo. sáng tạo, đặc sắc, đó là ấn tượng của nhiều người khi đọc bài thơ “Bếp lửa” này. Hình ảnh bếp lửa thật đẹp và đầy ấn tượng trong bài thơ đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.

Cách mở bài Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa số 4

Kỉ niệm tuổi thơ ai mà chẳng có. Tuổi thơ trong hồi ức của người chiến sĩ trong thơ Xuân Quỳnh là tiếng gà giữa trưa hè, là "con sông xanh mát" với Tế Hanh, là những ngày tháng "níu váy bà đi chợ Bình Lâm, bẻ trộm quả ở chùa" trong kí ức Nguyễn Duy, ... Còn với Bằng Việt, kí ức của người con xa quê được gửi trọn trong hình ảnh bếp lửa. Hình tượng bếp lửa trong bài thơ cùng tên là điểm tựa, xuyên suốt cả bài thơ.

Cách mở bài Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa số 5

  Trong kí ức con người có rất nhiều giai đoạn đáng để nhớ để lưu giữ thế nhưng đẹp nhất chỉ có thể là những năm tháng tuổi thơ êm dịu. Những năm tháng ấy sẽ đi theo con người đến suốt cả cuộc đời. Và với nhà thơ Bằng Việt cũng không ngoại lệ. Kí ức tuổi thơ với hình ảnh bếp lửa và người bà đã trở thành những kí ức đẹp nhất trong cuộc đời nhà thơ.

Trên đây là nội dung 5 bài văn mẫu Cách mở bài Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa ngắn gọn, hay nhất, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh thoàn thành bài viết một cách hoàn chỉnh nhất. Các em có thể tham khảo thêm Cách mở bài Phân tích bài thơ Bếp lửa ngắn gọn, hay nhất tại đây nhé.

ĐG của bạn?

Donate: Ủng hộ website Giaitoan8.com thông qua STK: 0363072023 (MoMo hoặc NH TPBank).
Cảm ơn các bạn rất nhiều!

Từ khóa:
  • Cách mở bài Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa ngắn gọn

  • mở bài Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa hay nhất