HOT

Cách mở bài Phân tích Thúy Kiều báo ân báo oán ngắn gọn, hay nhất

By Thiên Minh | 12/02/2023

Đến với tài liệu văn mẫu lớp 9 của chúng tôi hôm nay, các em sẽ được hướng dẫn cách viết mở bài Phân tích Thúy Kiều báo ân báo oán ngắn gọn, hay nhất để các em dễ dàng hơn khi hoàn thiện bài văn này. Mời các em học sinh cùng đón đọc bài văn của chúng tôi dưới đây.


Ghi chú: Tải "Tài liệu, Lời giải" có phí, bạn liên hệ qua Zalo: 0363072023 hoặc Facebook TẠI ĐÂY.

Bài văn mẫu cách mở bài Phân tích Thúy Kiều báo ân báo oán ngắn gọn, hay nhất là một nội dung hay chọn lọc mà Giaitoan8.com sưu tầm và chia sẻ tới các em học sinh, với ngôn từ và nội dung phong phú chắc chắn đây sẽ là một tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh có thể tìm hiểu, tham khảo để hoàn thiện được bài thi của mình một cách tốt nhất

Cách mở bài Phân tích Thúy Kiều báo ân báo oán ngắn gọn, hay nhất
Văn mẫu Mở bài Kiều báo ân báo oán hay nhất

Cách mở bài Phân tích Thúy Kiều báo ân báo oán 1

Trải qua biết bao đau đớn, bất hạnh những tưởng cuộc đời Thúy Kiều mãi chìm trong "màn đêm tăm tối" của số phận, không có ngày thoát ra được. Nhưng từ khi gặp được Từ Hải,Thúy Kiều không chỉ được sống cuộc sống của một người bình thường, có danh phận mà còn được Từ Hải giúp đỡ để báo đền mọi ân oán. Đoạn trích "Thúy Kiều báo ân báo oán" thể hiện rõ nét của phiên tòa xử phạt ấy.

Cách mở bài Phân tích Thúy Kiều báo ân báo oán 2

Đã bước sang thế kỉ XXI nhưng Nguyễn Du và “Truyện Kiều” vẫn có sức hấp dẫn lớn đối với hàng triệu độc giả Việt Nam và thế giới. Cho đến nay Nguyễn Du vẫn là đại thi hào duy nhất của dân tộc, “Truyện Kiều” vẫn là kiệt tác số một của văn học Việt Nam. Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Du viết: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, câu thơ ấy đã bộc lộ rất rõ quan điểm đề cao chữ tâm cũng như trái tim giàu lòng yêu thương của tác giả. Tấm lòng ấy phần nào được bộc lộ qua cách xử sự hết sức nhân văn trong đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán”.

Cách mở bài Phân tích Thúy Kiều báo ân báo oán 3

Từ Hải chuộc Kiều ra khỏi chốn thanh lâu, Kiều trở thành một mệnh phụ phu nhân. Chẳng bao lâu sau, Từ Hải đã có binh cường tướng mạnh:

“Trong tay mười vạn tinh binh,

Kéo về đóng chật một thành Lâm Tri”

Kiều đã dựa vào uy thế Từ Hải để báo ân báo oán. Trong “Truyện Kiều”, cảnh báo ân báo oán là một tình huống giàu kịch tính, thể hiện ước mơ công lí ở đời. Cảnh báo ân báo oán được kể trong một đoạn thơ dài 162 câu thơ (từ câu 2289 đến câu 2450), Thúc Sinh, mụ quản gia, vãi Giác Duyên được báo ân. Hoạn Thư cùng 7 tên khác bị báo oán:

“Trước là Bạc Hạnh, Bạc Bà,

Bên là Ưng, Khuyển, bên là Sở Khanh.

Tú Bà với Mã Giám Sinh,

Các tên tội ấy đáng tình còn sao?”

Ở đây, chúng ta chỉ nói đến hai tình tiết: Kiều báo ân Thúc Sinh và báo oán Hoạn Thư. Tâm lí và cách ứng xử của Thúy Kiều, tính sáng tạo của Nguyễn Du là những điều mà ta có thể tìm hiểu và cảm nhận trong đoạn thơ này.

Cách mở bài Phân tích Thúy Kiều báo ân báo oán 4

Đền ơn trả oán là một mô típ rất quen thuộc trong văn học dân gian, đặc biệt là trong các câu chuyện cổ tích. Người có công lao khó nhọc, ăn ở hiền lành, hay làm điều tốt thì sẽ được đền bù, kẻ ác sẽ bị trừng trị đích đáng. Đó là mơ ước của nhân dân ta. Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du cũng dựng lên một cảnh báo ân báo oán. Thế nhưng, khác rất nhiều so với các câu chuyện cổ tích, cảnh báo ân báo oán trong “Truyện Kiều” không đơn giản là sự thể hiện khát vọng công lí của nhân dân. Sức hấp dẫn của đoạn trích thể hiện chủ yếu ở khả năng khắc hoạ tâm lí nhân vật của nhà thơ. Cả đoạn trích gồm 34 câu với ba nhân vật, rất ít lời miêu tả, hầu như chỉ có lời Thuý Kiều nói với Thúc Sinh, lời qua tiếng lại giữa Thuý Kiều và Hoạn Thư, vậy mà không chỉ chân dung, từ giọng điệu, tính tình của từng nhân vật đều được bộc lộ hết sức sinh động. Có thể dễ dàng nhận thấy trong đoạn trích có hai cảnh: báo ân và báo oán.

Cách mở bài Phân tích Thúy Kiều báo ân báo oán 5

Trải qua hết nạn nọ đến nạn kia, Kiều đã nếm đủ mọi điều cay đắng. Có lúc tưởng chừng nàng buông xuôi trước số phận: “Biết thân chạy chẳng khỏi trời, Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh”. Trong khi Kiều chới với, tuyệt vọng thì Từ Hải xuất hiện. Kiều gặp Từ Hải, một bước ngoặt quan trọng đã mở ra trên hành trình số phận của cô gái tài sắc họ Vương. Người anh hùng đội trời đạp đất chẳng những cứu Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh nhơ nhớp mà còn đưa nàng từ thân phận con ong cái kiến bước lên địa vị một phu nhân quyền quý, cao hơn nữa là địa vị của một quan tòa. Đoạn “Thuý Kiều báo ân báo oán” miêu tả cảnh Kiều đền ơn đáp nghĩa những người đã cưu mang giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn, đồng thời trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác. Qua ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du, chúng ta thấy được tấm lòng nhân nghĩa vị tha của Kiều và ước mơ công lí của nhân dân: ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.

Trên đây là một số gợi ý về cách mở bài Phân tích Thúy Kiều báo ân báo oán được Giaitoan8.com biên soạn và chia sẻ, từ những gợi ý này các em hãy vận dụng để tạo thêm nhiều đoạn văn hay của riêng mình nhé! Các em tham khảo tiếp nội dung Cách mở bài Kể lại cuộc đi thăm mộ người thân ngắn gọn, hay nhất tại đây.

ĐG của bạn?

Donate: Ủng hộ website Giaitoan8.com thông qua STK: 0363072023 (MoMo hoặc NH TPBank).
Cảm ơn các bạn rất nhiều!

Từ khóa:
  • Mở bài Kiều báo ân báo oán

  • mở bài Phân tích Thúy Kiều báo ân báo oán

  • mở bài Phân tích Thúy Kiều ngắn gọn