HOT

Soạn bài bánh Chưng bánh Giầy văn lớp 6

By Thích Soạn Văn | 16/09/2018

Soạn bài bánh chưng bánh giầy văn 6 được giaitoan8.com biên soạn và chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh lớp 6 hiểu được ý nghĩa nguồn gốc của bánh chưng bánh giầy cũng như đề cao giá trị lao động và thành tựu của nền văn minh nông nghiệp thời kỳ đầu dựng nước.


Ghi chú: Tải "Tài liệu, Lời giải" có phí, bạn liên hệ qua Zalo: 0363072023 hoặc Facebook TẠI ĐÂY.

Bánh Chưng và bánh giầy có nguồn gốc từ đâu? Ai là người tạo ra ... câu giải đáp sẽ có trong bài học Bánh Chưng bánh giầy Ngữ Văn lớp 6 tập 1 mà giaitoan8.com chia sẻ dưới đây.

soan bai banh chung banh giay lop 6

Soạn bài bánh Chưng bánh Giầy, trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1

Xem lại bài soạn Con Rồng cháu Tiên lớp 6 tại đây.

Tóm tắt truyện bánh Chưng bánh Giầy văn lớp 6

Lúc vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra những điều kiện như sau: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.

Soạn bài bánh Chưng bánh Giầy lớp 6

Soạn câu 1 trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1:

- Vua Hùng muốn chọn người nối ngôi khi đất nước thanh bình và nhà vua đã già
- Ý định của vua khi chọn người nối ngôi:  Đó là Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng
- Hình thức thi tuyển là: thử tài (nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được nối ngôi

Soạn câu 2 trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1:

Trong các con vua, chỉ Lang Liêu được giúp đỡ tại vì:

- Mẹ chàng trước kia bị vua ghẻ lạnh, Lang Liêu chịu nhiều thiệt thòi nhất
- Tuy là hoàng tử nhưng chàng ra khỏi cung vua, sống cuộc đời lương thiện bằng lao động.
- Lang Liêu hiểu được ý của thần, và tự sáng tạo thành hình của bánh.

Soạn câu 3 trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1:

Hai thứ bánh của Lang Liêu được chọn tế Trời, Đất, Tiên vương bơi vì:

- Bánh Giầy thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm lao động
- Bánh Chưng mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hiện hữu của trời, đất, bao hàm cả cây cỏ, muôn loài
=> Vua hùng chọn Lang Liêu để truyền ngôi chứng tỏ vua có tầm nhìn và coi trọng người có tài vừa có đạo đức và lòng hiếu thảo, thể hiện sự công bằng của người dân.

Soạn câu 4 trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1:

Sau khi học xong câu chuyện, chúng ta thấy được ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy như sau:

- Giải thích nguồn gốc của bánh chứng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu
- Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước
- Đề cao lao động, đề cao nghề nông
- Thể hiện sự thành tâm thờ kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

Bài sau, chúng ta sẽ tìm hiểu việc soạn bài Từ và cấu tạo của từ tiếng việt Văn 6 nhé

ĐG của bạn?

Donate: Ủng hộ website Giaitoan8.com thông qua STK: 0363072023 (MoMo hoặc NH TPBank).
Cảm ơn các bạn rất nhiều!

Từ khóa:
  • soan bai banh chung bay giay

  • tóm tắt bánh chưng bánh giầy

  • soạn bài trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1

  • soạn câu 1 trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1