HOT

Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác lớp 8

By Thích Soạn Văn | 02/12/2018

Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường Luật thể hiện phong thái ung dung, khí phách hiên ngang kiên cường, bất khuất vượt mọi hoàn cảnh tù ngục của nhà chí sĩ cách mạng, cùng giaitoan8.com soạn câu hỏi trang 147 sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 dưới đây.


Ghi chú: Tải "Tài liệu, Lời giải" có phí, bạn liên hệ qua Zalo: 0363072023 hoặc Facebook TẠI ĐÂY.

Bài thơ được tác giả bố cục gồm: Hai câu đề, 2 câu thực, 2 câu luận và 2 câu kết. Để hiểu được ý nghĩa của từng câu trong bố cục bài thơ cũng như hiểu rõ hơn về ý nghĩa thông điệp tác giả muốn truyền tải mời các em học sinh tham khảo tài liệu soạn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác được giaitoan8.com chia sẻ dưới đây:

soan bai vao nha nguc quang dong cam tac lop 8

Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác lớp 8, trang 147 SGK Ngữ Văn 8

Xem lại tài liệu Dấu ngoặc kép lớp 8 ở đây để hiểu hơn về cách dùng trong từng trường hợp.

Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác lớp 8

Bố cục Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

+ Hai câu đề: Khẳng định tinh thần bất khuất phi thường

+ Hai câu thực: chiêm nghiệm về cuộc đời sóng gió

+ Hai câu luận: Hình tượng bậc anh tài có tài năng, chí khí

+ Hai câu kết: sự bền chí, vững lòng của anh hùng

Bài thờ Vào nhà ngục Quảng Đông thuộc thể loại: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Soạn câu 1 trang 147 sgk Ngữ Văn 8 tập 1:

- Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

+ Tự xưng mình là hào kiệt: ý thức mạnh mẽ về tài năng, chí khí của bản thân

+ Ý thức về cốt cách, phong thái ung dung, hào hoa, phong lưu

+ Điệp từ "vẫn" khẳng định chắc chắn bản lĩnh của bậc anh hào.

- Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

+ Thản nhiên, lạc quan, hiên ngang dù rơi vào cảnh ngục tù

+ "mỏi chân" nên " ở tù": sự chủ động nghỉ ngơi như lẽ tất yếu

+ Hiên ngang khinh thường cảnh tù ngục

= > Khí phách của người anh hùng trước hiểm nguy vẫn kiên cường, lạc quan. Chí khí này thường tồn tại trong nền văn học truyền thống (thơ tỏ chí)

Soạn câu 2 trang 147 sgk Ngữ Văn 8 tập 1:

soan bai vao nha nguc quang dong cam tac lop 8

Soạn câu 3 trang 147 sgk Ngữ Văn 8 tập 1:

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

Ý nghĩa 2 câu thơ 5- 6:

+ Khẳng định sự quyết tâm bền chí trước sự nghiệp cứu nước, cứu đời lớn lao

+ Tiếng cười của bậc anh hùng vẫn ngạo nghễ, đập tan những oán thù

- Lối nói quá nhằm:

+ Nâng lên sức vóc người anh hùng lên tới mức siêu nhiên, phi thường

+ Tạo giọng điệu hào hùng chung cho toàn bài thơ

- Cặp câu này vẫn tuân thủ quy tắc đối nhằm giữ nhịp cho toàn bài

Soạn câu 4 trang 147 sgk Ngữ Văn 8 tập 1:

Hai câu thơ cuối:

+ Kết tinh cao độ ý chí và cảm xúc lãng mạn hào hùng của tác giả

+ Điệp từ "còn" nhấn vào sự tiếp diễn, tiếp tục chiến đấu vì đất nước

+ Lời thách thức "nguy hiểm sợ gì đâu": giữ vững ý chí, lý tưởng, kiên định với sự nghiệp cứu nước, vươn lên, bất chấp những hiểm nguy.

Luyện tập bài 1 trang 148 Ngữ Văn 8 tập 1:

soan bai vao nha nguc quang dong cam tac lop 8

Qua bài soạn Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, chúng ta đã hiểu thêm về thể loại thơ mới đó là thơ thất ngôn bát cú đường luật, trong tài liệu sau, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài Đập đá ở Côn Lôn đẻ hiểu hơn về các loại thơ khác.

ĐG của bạn?

Donate: Ủng hộ website Giaitoan8.com thông qua STK: 0363072023 (MoMo hoặc NH TPBank).
Cảm ơn các bạn rất nhiều!

Từ khóa:
  • soan bai vao nha nguc quang dong cam tac lop 8

  • soạn câu hỏi trang 147 sgk ngữ văn 8

  • vào nhà ngục quảng đông cảm tác