HOT

Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Gia Lai năm 2019

By Thiên Minh | 06/06/2019

Giaitoan8.com giới thiệu đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Gia Lai năm 2019 giúp các em ôn tập kiến thức và làm quen với cấu trúc của đề thi để năm sau không còn bỡ ngỡ khi bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10.


Ghi chú: Tải "Tài liệu, Lời giải" có phí, bạn liên hệ qua Zalo: 0363072023 hoặc Facebook TẠI ĐÂY.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Gia Lai năm 2019 gồm 2 phần Đọc Hiểu (3 điểm) và Làm Văn (7 điểm), các em chỉ cần ôn tập kiến thức và học thuộc các bài thơ là có thể hoàn thành được bài thi này.

de thi vao lop 10 mon van tinh gia lai nam 2019

Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Gia Lai năm 2019 kèm đáp án

Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Gia Lai năm 2019

de thi vao lop 10 tinh gia lai mon van nam 2019

Đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Gia Lai năm 2019

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1: Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

Câu 2: Câu văn có chứa thành phần biệt lập: "Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp." => Thành phần phụ chú.

Câu 3: Theo em, “cuộc sống của các thiên thần” trong câu “Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần” là cuộc sống

Câu 4: Em đồng tình với ý kiến “Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực”. Vì: Nếu bạn chỉ ước mơ mà không hành động và nỗ lực cố gắng thực hiện ước mơ đó thì ước mơ mãi chỉ là ước mơ mà thôi. Điều kỳ diệu chỉ đến khi bạn biết cách chăm chút cho ước mơ của mình, biến nó thành sức mạnh, thành động lực thực sự khiến bạn không bao giờ gục ngã. Nếu bạn không bắt tay vào làm thì ý tưởng mãi là ý tưởng, ước mơ mãi chỉ vô hình.

PHẦN II. LÀM VĂN

Câu 1

Hướng dẫn dàn ý:

1. Giải thích:

- Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được.

2. Bàn luận:

* Vai trò và ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống của con người như thế nào?

- Ước mơ có thể vĩ đại hay nhỏ bé nhưng phàm đã là con người thì ai cũng có ước mơ. Chính ước mơ làm cho cuộc sống của mỗi người thêm tươi đẹp, ý nghĩa, chỉ khi con người nỗ lực vươn lên biến ước mơ thành hiện thực khi đó con người đã làm cho cuộc đời mình và cuộc đời chung thêm ý nghĩa, tươi đẹp.

- Ước mơ là động lực giúp con người phát triển và hoàn thiện mình hơn, giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách của bản thân.

- Ước mơ là phần lãng mạn giúp con người làm việc hiệu quả, yêu cuộc sống hơn, giúp tâm hồn con người trở nên đẹp hơn.

- Ước mơ chính là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta nó hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp.

- Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình.

- Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất.

* Cuộc sống mà không có ước mơ thì sẽ như thế nào?

- Ước mơ là điều mà ai cũng nên có và cần có trong cuộc sống bởi nếu không có ước mơ cuộc sống của bạn sẽ mất phương hướng vô định.

- Cần phân biệt ước mơ chính đáng với những thứ ảo vọng, hão huyền

- Không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì. Chính vì không xác định được phương hướng sẽ dẫn tới bạn sẽ sống hoài sống phí, và trở thành người tụt hậu bị bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau.

3. Liên hệ bản thân em

- Bản thân em đã có những ước mơ của riêng mình không? Và em đã làm gì để từng bước thực hiện ước mơ đó ?

- Mỗi người chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào!

- Rút ra bài học: Phải không ngừng học tập, rèn ý chí, trau dồi kĩ năng sống để biết ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực.

Câu 2:

Dàn ý:

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả và bài thơ:

+ Là nhà thơ dân tộc Tày, thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

+ Ra đời năm 1980, “Nói với con” là một trong những bài thơ hay nhất của ông.

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của “người đồng mình”

+ Mượn lời tâm sự với con, Y Phương đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình” – của con người quê hương miền núi.

II. Thân bài

1. Phân tích, cảm nhận những vẻ đẹp (đức tính tốt đẹp) của người đồng mình

- Người đồng mình đáng yêu bởi sự giản dị và tài hoa

+ Trên quê hương thơ mộng nghĩa tình, người đồng mình hiện lên trong cuộc sống lao động cần cù mà tươi vui: “Người đồng mình yêu lắm, con ơi!/ Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát”.

+ Chỉ với những câu thơ ngắn gọn, nhà thơ giúp ta hình dung được hình ảnh đáng yêu của người đồng mình giữa núi rừng thơ mộng, hiền hòa. Vẻ đẹp của họ được gợi ra từ cuộc sống lao động bình dị, từ bàn tay tài hoa và khối óc sáng tạo. Họ có niềm vui giản dị, tinh tế ngay trong cuộc sống mộc mạc đời thường.

- Người đồng mình biết lo toan và giàu mơ ước

+ Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước: “Người đồng mình thương lắm con ơi!/ Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chi lớn”.

+ Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc.

- Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn

+ “Sống trên đá không chê đá gập gềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói/ Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc” → Phép liệt kê với những hỉnh ảnh ẩn dụ “đá gập gềnh”, “thung nghèo đói” ⇒ Gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc => Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơ gợi bao nỗi vất vả, lam lũ => Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương.

- Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc

+ Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi:

“Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”

→ Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí.

⇒ Cùng với ý thức tự lực, tự cường, người đồng mình còn ngời sáng tinh thần tự tôn dân tộc và khát vọng xây dựng quê hương:

“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục”.

2. Nhận xét, đánh giá

- Với thể thơ tự do, giọng điệu khỏe khoắn vừa tâm tình tha thiết vừa chứa chan hi vọng

- Những hình ảnh, từ ngữ mộc mạc, cụ thể.

- Nhà thơ nói với con về những vẻ đẹp của người đồng mình

- Truyền cho con lòng tự hào về quê hương, dân tộc, nhắn nhủ con biết sống đẹp, biết vượt qua gian khó bằng niềm tin, ý chí như người đồng mình.

III. Kết bài

- Qua lời thủ thỉ, tâm tình của người cha đối với con, hình ảnh của quê hương, của người đồng mình hiện lên thật chân thực, cụ thể với bao phẩm chất tốt đẹp. Đó là mạch suối ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn và ý chí cho con.

- Đọc bài thơ, hiểu về vẻ đẹp của những con người quê hương, ta yêu hơn, trân trọng hơn những con người làm giàu đẹp quê hương, đất nước.

---HẾT---

Trên đây là Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Gia Lai năm 2019 kèm đáp án tham khảo dành cho các em, ngoài ra, Giaitoan8.com còn chia sẻ Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Khánh Hòa năm 2019 ở đây.

ĐG của bạn?

Donate: Ủng hộ website Giaitoan8.com thông qua STK: 0363072023 (MoMo hoặc NH TPBank).
Cảm ơn các bạn rất nhiều!

Từ khóa:
  • de thi vao lop 10 mon van tinh gia lai nam 2019

  • đề thi vào lớp 10

  • đề thi vào lớp 10 môn văn

  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Gia Lai

  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Gia Lai 2019