HOT

Mẫu đề thi giữa học kì 2 môn Vật Lý lớp 11

By Thiên Minh | 01/04/2019

Vật Lý và Hóa đều là những môn thuộc khối A, luyện tập với những đề thi giữa học kì 2 môn Vật Lý lớp 11 của các trường trên cả nước là cách tốt nhất giúp bạn tự tin hơn trước mỗi bài thi, kiểm tra của mình, vì khi đó, bạn sẽ tập dượt được khả năng chịu áp lực và bình tĩnh hơn.


Ghi chú: Tải "Tài liệu, Lời giải" có phí, bạn liên hệ qua Zalo: 0363072023 hoặc Facebook TẠI ĐÂY.

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật Lý lớp 11 sẽ có tất cả 2 phần trắc nghiệm và tự luận, tùy vào mỗi đề mà số lượng câu trắc nghiệm là nhiều hay ít, và các em đều có 45 phút để hoàn thành bài thi của mình.

de thi giua hoc ki 2 mon vat ly lop 11

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật Lý lớp 11, bài kiểm tra mẫu

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật Lý lớp 11 số 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Môt khung dây dẫn có 1000 vòng được đặt trong từ trường đều sao cho các đường cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung. Diện tích mỗi vòng dây là 2dm2. Cảm ứng từ được làm giảm đều đặn từ 0,5T đến 0,2T trong thời gian 0,1s. Suất điện động trong toàn khung dây có độ lớn là giá trị nào sau đây ?

A. 0,6V B. 6V C. 60V D. 12V

Câu 2: Một khung dây tròn bán kính 4cm gồm 10 vòng dây. Dòng điện chạy trong mỗi vòng có cường độ 0,3A. Tính cảm ứng từ tại tâm của khung.

A. 1,7.10-5T B. 3,7.10-5T C. 4,7.10-5T D. 2,7.10-5T

Câu 3: Dòng điện qua một ống dây không có lõi sắt biến đổi đều theo thời gian, trong 0,01s cường độ dòng điện tăng đều từ 1A đến 2A thì suất điện động tự cảm trong ống dây là 20V. Tính hệ số tự cảm của ống dây?

A. 0,1H; B. 0,2H; C. 0,4H; D. 0,3H;

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm.

B. Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm.

C. Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm.

D. Hiện tượng tự cảm là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ.

Câu 5: Một hình vuông cạnh 5cm được đặt trong từ trường đều B = 0,01T. Đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung. Quay khung trong 10-3s để mặt phẳng khung dây song song với đường sức từ. Suất điện động trung bình xuất hiện trong khung là:

A. 25mV B. 250mV C. 2,5mV D. 0,25mV

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng dài là những đường thẳng song song với dòng điện.

B. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng dài là những đường tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.

C. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện tròn là những đường thẳng song song cách đều nhau.

D. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện tròn là những đường tròn.

Câu 7: Một electron chuyển động với vận tốc 2.106m/s vào trong từ trường đều B = 0,01T chịu tác dụng của lực Lorenxơ 16.10-16N . Góc hợp bởi véctơ vận tốc và hướng đường sức từ trường là:

A. 600 B. 300 C. 900 D. 450

Câu 8: Tính chất cơ bản của từ trường là:

A. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.

B. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.

C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.

D. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi tăng cường độ dòng điện.

B. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều dòng điện.

C. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều đường cảm ứng từ.

D. Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều dòng điện và đường cảm ứng từ.

Câu 10: Lực lo-ren-xơ xuất hiện khi:

A. Một hạt mang điện chuyển động trong từ truờng

B. Một hạt mang điện đứng yên trong từ truờng

C. Một hạt mang điện chuyển động lại gần vùng từ truờng

D. Một hạt mang điện chuyển động trong điện trường

Câu 11: Định luật Len-xơ được dùng để :

A. Xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch điện kín .

B. Xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín .

C. Xác định cường độ của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín .

D. Xác định sự biến thiên của từ thông qua một mạch điện kín , phẳng.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Đường sức từ mau (dày) ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ.

B. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.

C. Các đường sức từ có thể là những đường cong khép kín.

D. Các đường sức từ trong từ trường có thể cắt nhau.

Câu 13: Đơn vị của cảm ứng từ là?

A. A.s B. N.m/A C. Wb (Vê-be) D. T (Tesla)

Câu 14: Công thức nào sau đây tính cảm ứng từ tại tâm của vòng dây tròn có bán kính R mang dòng điện I:

A. B = 2.10-7I/R B. B = 2π.10-7I.R C. B = 4π.10-7I/R D. B = 2π.10-7I/R

Câu 15: Một đoạn dây dẫn dài 5cm đặt trong từ trường đều vuông góc với véctơ cảm ứng từ. Dòng điện có cường độ 0,75A qua dây dẫn thì lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn là 3.10-3N. Cảm ứng từ của từ trường có giá trị:

A. 0,16T B. 0,8T C. 0,08T D. 0,016T

Câu 16: Một vòng dây dẫn tròn có diện tích 0,4m2 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 


B = 0,6T có chiều hướng vuông góc từ trong ra (như hình vẽ). Nếu cảm ứng từ tăng 

đến 1,4T trong thời gian 0,25s thì chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây là:

A. theo chiều kim đồng hồ B. ngược chiều kim đồng hồ

C. không có dòng điện cảm ứng

D. chưa xác định được chiều dòng điện, vì phụ thuộc vào cách chọn chiều véc tơ pháp tuyến của vòng dây

Câu 17: Hạt electron bay vào từ truờng đều theo huớng của đường sức từ thì:

A. Vận tốc của hạt tăng B. Quỹ đạo của hạt là một đuờng tròn

C. Động năng thay đổi D. Chuyển động của hạt không thay đổi

Câu 18: Cho dòng điện cường độ 1A chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn. Cảm ứng từ tại những điểm cách dây 10cm có độ lớn:

A. 2.10-6T B. 0,5.10-6T C. 5.10-6T D. 2.10-5T

Câu 19: Một khung dây có diện tích 5cm2 gồm 50 vòng dây.Đặt khung dây trong từ trường đều có cảm ứng từ B vuông góc với mặt phẳng khung dây.Từ thông qua khung có giá trị là 5.10-3 Wb.Cảm ứng từ B có giá trị nào ?

A. 0,02T B. 2,5T C. 0,2 T D. Một giá trị khác

Câu 20: Một điện tích q = 3,2.10-19C đang chuyển động với vận tốc v = 5.106m/s thì gặp miền không gian từ trường đều B = 0,036T có hướng vuông góc với vận tốc. Tính độ lớn lực Lorenxơ tác dụng lên điện tích:

A. 2,88.10-15N B. 5,76.10-14N C. 5,76.10-15N D. 2,88.10-14N

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Cho hai dây dẫn thẳng dài song song, cách nhau 20cm , mang hai dòng điện ngược chiều I1 và I2 với I2 = 10A (không đổi). Hai dây vuông góc với mặt phẳng hình vẽ (P) và cắt (P) tại hai điểm A và C .  

a. Cho I1 = 5A . Xác định cảm ứng từ tổng hợp (hướng và độ lớn) tại trung điểm của đoạn thẳng AC .

b. Gọi M là một điểm thuộc mặt phẳng (P) sao cho AM = 12 cm và CM = 16 cm. Tính I1 để vectơ cảm ứng từ tổng hợp tại M có phương trùng với đường cao MH (hình vẽ) . 


Câu 2: Một ống dây dài l = 31,4cm gồm N = 1000 vòng dây, diện tích mỗi vòng S = 100cm2 có dòng điện với cường độ I = 2A đi qua.

a. Tính độ tự cảm của ống dây.

b. Tính từ thông riêng qua ống dây.

c. Thời gian ngắt dòng điện là t = 0,1 giây, tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây.

----------- HẾT ----------

Đáp án phần trắc nghiệm


Đề thi giữa học kì 2 môn Vật Lý lớp 11 số 2

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm):

Câu 1: Từ thông qua một mạch điện phụ thuộc vào:

A. đường kính của dây dẫn làm mạch điện B. điện trở suất của dây dẫn

C. khối lượng riêng của dây dẫn D. hình dạng và kích thước của mạch điện.

Câu 2: Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là các đường:

A. song song. B. thẳng song song.

C. thẳng. D. thẳng song song và cách đều nhau.

Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng về cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn?

A. phụ thuộc hình dạng dây dẫn. B. phụ thuộc bản chất dây dẫn.

C. phụ thuộc độ lớn dòng điện. D. phụ thuộc chiều dòng điện.

Câu 4: Độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây dẫn tròn mang dòng điện không phụ thuộc

A. bán kính dây. B. bán kính vòng dây.

C. cường độ dòng điện chạy trong dây. D. môi trường xung quanh.

Câu 5: Độ lớn cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây tròn phụ thuộc:

A. số vòng dây của ống. B. số vòng dây trên một mét chiều dài ống.

C. đường kính ống. D. chiều dài ống dây.

Câu 6: Độ lớn của lực Lo – ren – xơ không phụ thuộc vào

A. độ lớn vận tốc của điện tích. B. độ lớn cảm ứng từ.

C. khối lượng của điện tích. D. giá trị của điện tích.

Câu 7: Tương tác nào sau đây không phải là tương tác từ:

A. hai dòng điện B. hai nam châm

C. hai điện tích đứng yên D. nam châm và dòng điện

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm.

B. Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm.

C. Hiện tượng tự cảm là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ.

D. Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm.

Câu 9: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi

A. sự biến thiên của chính cường độ điện trường trong mạch.

B. sự chuyển động của nam châm với mạch.

C. sự chuyển động của mạch với nam châm.

D. sự biến thiên từ trường Trái Đất.

Câu 10: Suất điện động cảm ứng là suất điện động

A. sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. B. sinh ra dòng điện trong mạch kín.

C. được sinh bởi nguồn điện hóa học. D. được sinh bởi dòng điện cảm ứng.

II. Trắc nghiệm tự luận (6 điểm):

Câu 1 (3 điểm).

a. Một đoạn dây dẫn thẳng dài l = 0,5m đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 2.10-4 T sao cho dây dẫn vuông góc với . Biết dòng điện chạy qua dây có cường độ I = 1A. Tính độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn dây và vẽ hình biểu diễn hướng của vectơ lực.

b. Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn d1; d2 đặt song song trong không khí cách nhau khoảng 10 cm, có dòng điện cùng chiều I1 = I2 = I = 24 A đi qua. Xác định cảm ứng từ tại N cách d1 và cách d2 lần lượt các khoảng 6 cm và 8cm.                                 

Câu 2 (2 điểm).

 Một khung dây có diện tích S đặt cố định trong một từ trường đều có đường sức vuông góc với mặt phẳng khung dây. Trong khoảng thời gian 0,025 s độ lớn của cảm ứng từ B tăng đều từ 0 đến 0,25 T. Biết độ lớn của suất điện động cảm ứng trong khung là  Ec=1,5x10-3(V)

a. Tính diện tích S của khung dây.

b. Tính cường độ và vẽ hình minh họa chiều dòng điện cảm ứng trên khung biết điện trở của khung là 0,15 .

Câu 3 (1 điểm).

Một êlectrôn không vận tốc ban đầu sau khi đi qua hiệu điện thế 40V thì bay vào một vùng từ trường đều có hai mặt biên phẳng song song, bề dày h = 10cm. Vận tốc của êlectrôn vuông góc với cả các đường sức từ lẫn hai biên của vùng. Tìm điều kiện để êlectrôn không thể bay xuyên qua vùng đó. Cho biết tỷ số độ lớn điện tích và khối lượng của êlectrôn là γ = 1,76.1011C/kg.

Trên đây là 2 trong số rất nhiều đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 11 mà chúng mình muốn gửi tới, các bạn xem thêm Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa lớp 11 ở đây để chuẩn bị tốt nhất cho các bài kiểm tra của mình.

ĐG của bạn?

Donate: Ủng hộ website Giaitoan8.com thông qua STK: 0363072023 (MoMo hoặc NH TPBank).
Cảm ơn các bạn rất nhiều!

Từ khóa:
  • de thi giua hoc ki 2 mon vat ly lop 11

  • Đề thi giữa học kì 2 môn Vật Lý lớp 11

  • Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Vật Lý