HOT

Công thức và Bài tập góc giữa hai mặt phẳng có lời giải

By Thiên Minh | 20/02/2020

Để giúp các em nắm chắc về công thức và cách giải các bài tập về góc giữa hai mặt phẳng trong chương trình Toán 11 và 12, GiaiToan8.com mời các em cùng xem lại kiến thức và một số bài tập có lời giải trong nội dung bài viết này.


Ghi chú: Tải "Tài liệu, Lời giải" có phí, bạn liên hệ qua Zalo: 0363072023 hoặc Facebook TẠI ĐÂY.

Hình học không gian là dạng toán không hề đơn giản, các góc trong hình học không gian cũng vậy, công thức tính các góc giữa hai mặt phẳng khiến nhiều bạn mất điểm không đang có, vì thế, các em cần ôn tập thật chắc để làm tốt những câu hỏi liên quan tới nội dung này nha.

bai tap goc giua hai mat phang co loi giai

Công thức và Bài tập góc giữa hai mặt phẳng có lời giải.

I. Lý thuyết cần nắm.

Gọi ${\vec n_P} = \left( {{a_1};{b_1};{c_1}} \right)$ là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng $(P)$ và ${\vec n_Q} = \left( {{a_2};{b_2};{c_2}} \right)$ là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng $(Q).$

Kết quả 1: Góc giữa hai mặt phẳng $(P)$ và $(Q)$ là góc $\alpha $ $\left( {{0^0} \le \alpha \le {{90}^0}} \right)$ thỏa mãn:
$\cos \alpha = \frac{{\left| {{{\vec n}_P}.{{\vec n}_Q}} \right|}}{{\left| {{{\vec n}_P}} \right|.\left| {{{\vec n}_Q}} \right|}}$ $ = \frac{{\left| {{a_1}{a_2} + {b_1}{b_2} + {c_1}{c_2}} \right|}}{{\sqrt {a_1^2 + b_1^2 + c_1^2} .\sqrt {a_2^2 + b_2^2 + c_2^2} }}.$
Đặc biệt: $(P) \bot (Q)$ $ \Leftrightarrow {\vec n_P} \bot {\vec n_Q}$ $ \Leftrightarrow {a_1}{a_2} + {b_1}{b_2} + {c_1}{c_2} = 0.$

Kết quả 2: Gọi $\alpha $ $\left( {{0^0} \le \alpha \le {{90}^0}} \right)$ là góc giữa hai mặt phẳng $(P)$ và $(Q).$
+ Góc giữa hai mặt phẳng $(P)$ và $(Q)$ nhỏ nhất $ \Leftrightarrow \cos \alpha $ đạt giá trị lớn nhất.
+ Góc giữa hai mặt phẳng $(P)$ và $(Q)$ nhỏ nhất $ \Leftrightarrow \sin \alpha $ đạt giá trị nhỏ nhất.

II. Bài tập trắc nghiệm có đáp án.

Ví dụ 1: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, ${\vec n_P} = \left( {{a_1};{b_1};{c_1}} \right)$ là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng $(P)$ và ${\vec n_Q} = \left( {{a_2};{b_2};{c_2}} \right)$ là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng $(Q).$ Gọi $\alpha $ $\left( {{0^0} \le \alpha \le {{90}^0}} \right)$ là góc giữa hai mặt phẳng $(P)$ và $(Q)$, khẳng định nào sau đây đúng?
A. $\cos \alpha = \frac{{{{\vec n}_P}.{{\vec n}_Q}}}{{\left| {{{\vec n}_P}} \right|.\left| {{{\vec n}_Q}} \right|}}.$
B. $\sin \alpha = \frac{{{{\vec n}_P}.{{\vec n}_Q}}}{{\left| {{{\vec n}_P}} \right|.\left| {{{\vec n}_Q}} \right|}}.$
C. $\cos \alpha = \frac{{\left| {{{\vec n}_P}.{{\vec n}_Q}} \right|}}{{\left| {{{\vec n}_P}} \right|.\left| {{{\vec n}_Q}} \right|}}.$
D. $\sin \alpha = \frac{{\left| {{{\vec n}_P}.{{\vec n}_Q}} \right|}}{{\left| {{{\vec n}_P}} \right|.\left| {{{\vec n}_Q}} \right|}}.$

Lời giải:
Áp dụng kết quả 1 đã trình bày ở mục 1.
Chọn đáp án C.

Ví dụ 2: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, tính góc giữa hai mặt phẳng $(P):x – y + \sqrt 2 z + 1 = 0$ và $(Q): – x + y + 4 = 0.$
A. ${{{30}^0}.}$
B. ${{{45}^0}.}$
C. ${{{60}^0}.}$
D. ${{{90}^0}.}$

Lời giải:
Mặt phẳng $(P)$ có một vectơ pháp tuyến là ${\vec n_P} = (1; – 1;\sqrt 2 ).$
Mặt phẳng $(Q)$ có một vectơ pháp tuyến là ${\vec n_Q} = ( – 1;1;0).$
Gọi $\alpha $ $\left( {{0^0} \le \alpha \le {{90}^0}} \right)$ là góc giữa hai mặt phẳng $(P)$ và $(Q)$, ta có:
$\cos \alpha = \frac{{\left| {{{\vec n}_P}.{{\vec n}_Q}} \right|}}{{\left| {{{\vec n}_P}} \right|.\left| {{{\vec n}_Q}} \right|}} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}$ $ \Rightarrow \alpha = {45^0}.$
Chọn đáp án B.

Ví dụ 3: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, tính góc giữa hai mặt phẳng $(P):x – y + 3z + 1 = 0$ và $(Q):x + 4y + z + 1 = 0.$
A. ${{{30}^0}.}$
B. ${{{45}^0}.}$
C. ${{{60}^0}.}$
D. ${{{90}^0}.}$

Lời giải:
Mặt phẳng $(P)$ có một vectơ pháp tuyến là ${\vec n_P} = (1; – 1;3).$
Mặt phẳng $(Q)$ có một vectơ pháp tuyến là ${\vec n_Q} = (1;4;1).$
Ta có: ${\vec n_P}.{\vec n_Q} = 0$ $ \Leftrightarrow (P) \bot (Q).$
Vậy góc giữa $(P)$ và $(Q)$ bằng ${90^0}.$
Chọn đáp án D.

Ví dụ 4: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, tính góc giữa hai mặt phẳng $(P):x + 2y + z + 10 = 0$ và $(Q): – x + y + 2z + 13 = 0.$
A. ${30^0}.$
B. ${45^0}.$
C. ${60^0}.$
D. ${90^0}.$

Lời giải:
Mặt phẳng $(P)$ có một vectơ pháp tuyến là ${\vec n_P} = (1;2;1).$
Mặt phẳng $(Q)$ có một vectơ pháp tuyến là ${\vec n_Q} = ( – 1;1;2).$
Gọi $\alpha $ $\left( {{0^0} \le \alpha \le {{90}^0}} \right)$ là góc giữa hai mặt phẳng $(P)$ và $(Q)$, ta có:
$\cos \alpha = \frac{{\left| {{{\vec n}_P}.{{\vec n}_Q}} \right|}}{{\left| {{{\vec n}_P}} \right|.\left| {{{\vec n}_Q}} \right|}} = \frac{1}{2}$ $ \Rightarrow \alpha = {60^0}.$
Chọn đáp án C.

Ví dụ 5: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, gọi $\alpha $ là góc giữa hai mặt phẳng $(P):x – 2y – 2z + 4 = 0$ và $(Q):2x + 2y + z + 1 = 0.$ Tính giá trị $\cos \alpha .$
A. ${ – \frac{4}{9}.}$
B. ${\frac{8}{9}.}$
C. ${\frac{4}{9}.}$
D. ${ – \frac{8}{9}.}$

Lời giải:
Mặt phẳng $(P)$ có một vectơ pháp tuyến là ${\vec n_P} = (1; – 2; – 2).$
Mặt phẳng $(Q)$ có một vectơ pháp tuyến là ${\vec n_Q} = (2;2;1).$
Ta có: $\cos \alpha = \frac{{\left| {{{\vec n}_P}.{{\vec n}_Q}} \right|}}{{\left| {{{\vec n}_P}} \right|.\left| {{{\vec n}_Q}} \right|}} = \frac{4}{9}.$
Chọn đáp án C.

Ví dụ 6: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, gọi $\alpha $ là góc giữa hai mặt phẳng $(P):2x + 3y – z – 1 = 0$ và mặt phẳng $(Oxy).$ Khẳng định nào sau đây đúng?
A. $\cos \alpha = \frac{{\sqrt {14} }}{{14}}.$
B. $\cos \alpha = – \frac{{3\sqrt {14} }}{{14}}.$
C. $\cos \alpha = \frac{{3\sqrt {14} }}{{14}}.$
D. $\cos \alpha = – \frac{{\sqrt {14} }}{{14}}.$

Lời giải:
Mặt phẳng $(P)$ có một vectơ pháp tuyến là ${\vec n_P} = (2;3; – 1).$
Mặt phẳng $(Oxy):z = 0$ có một vectơ pháp tuyến là $\vec n = (0;0;1).$
Ta có: $\cos \alpha = \frac{{\left| {{{\vec n}_P}.\vec n} \right|}}{{\left| {{{\vec n}_P}} \right|.|\vec n|}} = \frac{{\sqrt {14} }}{{14}}.$
Chọn đáp án A.

Ví dụ 7: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, tìm tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số $m$ để hai mặt phẳng $(P):x + 2y + z – 1 = 0$ và $(Q): – 3x + (m – 1)y + \left( {{m^2} + 2} \right)z + 2 = 0$ vuông góc với nhau.
A. $\{ 1,3\} .$
B. $\{ – 3,3\} .$
C. $\{ 1, – 3\} .$
D. $\{ – 1,1\} .$

Lời giải:
Mặt phẳng $(P)$ có một vectơ pháp tuyến là ${\vec n_P} = (1;2;1).$
Mặt phẳng $(Q)$ có một vectơ pháp tuyến là ${\vec n_Q} = \left( { – 3;m – 1;{m^2} + 2} \right).$
Để $(P) \bot (Q)$ $ \Leftrightarrow {\vec n_P}.{\vec n_Q} = 0$ $ \Leftrightarrow {m^2} + 2m – 3 = 0$ $ \Leftrightarrow m = 1 \vee m = – 3.$
Chọn đáp án C.

Ví dụ 8: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, tìm tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số $m$ để góc giữa hai mặt phẳng $(P):x – y + \sqrt 2 z – 2 = 0$ và $(Q): – x + \left( {{m^2} – 3} \right)y + 4 = 0$ bằng ${45^0}.$
A. $\{ 2, – 1\} .$
B. $\{ – 2,1\} .$
C. $\{ – 1,1\} .$
D. $\{ – 2,2\} .$

Lời giải:
Mặt phẳng $(P)$ có một vectơ pháp tuyến là ${\vec n_P} = (1; – 1;\sqrt 2 ).$
Mặt phẳng $(Q)$ có một vectơ pháp tuyến là ${\vec n_Q} = \left( { – 1;{m^2} – 3;0} \right).$
Theo giả thiết: $\cos \alpha = \frac{{\left| {{{\vec n}_P}.{{\vec n}_Q}} \right|}}{{\left| {{{\vec n}_P}} \right|.\left| {{{\vec n}_Q}} \right|}} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}$ $ \Leftrightarrow \frac{{\left| { – 1 + 3 – {m^2}} \right|}}{{2\sqrt {1 + {{\left( {{m^2} – 3} \right)}^2}} }} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}.$
$ \Leftrightarrow \left| {{m^2} – 2} \right| = \sqrt 2 \sqrt {1 + {{\left( {{m^2} – 3} \right)}^2}} .$
$ \Leftrightarrow {m^4} – 8{m^2} + 16 = 0$ $ \Leftrightarrow {m^2} = 4.$
$ \Leftrightarrow m = 2 \vee m = – 2.$
Chọn đáp án D.

Ví dụ 9: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho hai điểm $A(0;1;1)$, $B(1; – 1;0)$ và mặt phẳng $(P):x + 2y + 2z – 1 = 0.$ Viết phương trình mặt phẳng $(Q)$ chứa $A$, $B$ đồng thời tạo với mặt phẳng $(P)$ một góc lớn nhất.
A. $(Q):2x + y – 1 = 0.$
B. $(Q):y – 2z + 1 = 0.$
C. $(Q):x + 3y – 2z + 1 = 0.$
D. $(Q):2{\rm{ }}x + 3y – 4z + 1 = 0.$

Lời giải:
Mặt phẳng $(P)$ có một vectơ pháp tuyến là ${\vec n_P} = (1;2;2).$
Gọi ${\vec n_Q}$ là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng $(Q).$
Gọi $\alpha $ $\left( {{0^0} \le \alpha \le {{90}^0}} \right)$ là góc giữa hai mặt phẳng $(P)$ và $(Q)$, ta có:
$0 \le \cos \alpha \le 1$ $ \Rightarrow $ góc $\alpha $ lớn nhất khi $\cos \alpha = 0$ $ \Leftrightarrow {\vec n_Q} \bot {\vec n_P}.$ Mặt khác do $A,B \in (Q)$ $ \Rightarrow {\vec n_Q} \bot \overrightarrow {AB} = (1; – 2; – 1).$
Vậy chọn được ${\vec n_Q} = \left[ {\overrightarrow {AB} ,{{\vec n}_P}} \right] = ( – 2; – 3;4).$
Mặt phẳng $(Q): – 2(x – 0) – 3(y – 1) + 4(z – 1) = 0$ $ \Leftrightarrow 2x + 3y – 4z + 1 = 0.$
Chọn đáp án D.

III. Bài tập trắc nghiệm có đáp án.

a. ĐỀ BÀI
Câu 1: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, tính góc giữa hai mặt phẳng $(P): – x – y + \sqrt 2 z + 2 = 0$ và $(Q):x + y + 1 = 0.$
A. ${30^0}.$
B. ${45^0}.$
C. ${60^0}.$
D. ${90^0}.$

Câu 2: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, tính góc giữa hai mặt phẳng $(P):x – 2y + 2z – 3 = 0$ và $(Q):2x – y – 2z = 0.$
A. ${{{30}^0}.}$
B. ${{{45}^0}.}$
C. ${{{60}^0}.}$
D. ${{{90}^0}.}$

Câu 3: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, tính góc giữa hai mặt phẳng $(P):2x – y + z – 2 = 0$ và $(Q):x + y + 2z – 10 = 0.$
A. ${{{30}^0}.}$
B. ${{{45}^0}.}$
C. ${{{60}^0}.}$
D. ${{{90}^0}.}$

Câu 4: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, gọi $\alpha $ là góc giữa hai mặt phẳng $(P):x – y – z + 1 = 0$ và $(Q):x + 2y + 2z + 1 = 0.$ Tính giá trị $\sin \alpha .$
A. $\frac{{\sqrt 3 }}{3}.$
B. $ – \frac{{\sqrt 6 }}{3}.$
C. $\frac{{\sqrt 6 }}{3}.$
D. $ – \frac{{\sqrt 3 }}{3}.$

Câu 5: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, gọi $\alpha $ là góc giữa hai mặt phẳng $(P): – 2x + 3y – z + 5 = 0$ và mặt phẳng $(Oyz).$ Khẳng định nào sau đây đúng?
A. $\cos \alpha = \frac{{3\sqrt {14} }}{{14}}.$
B. $\cos \alpha = – \frac{{\sqrt {14} }}{7}.$
C. $\cos \alpha = \frac{{\sqrt {14} }}{7}.$
D. $\cos \alpha = – \frac{{3\sqrt {14} }}{{14}}.$

Câu 6: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, gọi $\alpha $ là góc giữa hai mặt phẳng $(P):2x – 3y – z + 8 = 0$ và mặt phẳng $(Oxz).$ Khẳng định nào sau đây đúng?
A. $\cos \alpha = – \frac{{3\sqrt {14} }}{{14}}.$
B. $\cos \alpha = – \frac{{\sqrt {14} }}{7}.$
C. $\cos \alpha = \frac{{\sqrt {14} }}{7}.$
D. $\cos \alpha = \frac{{3\sqrt {14} }}{{14}}.$

Câu 7: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, gọi $\alpha $ là góc giữa hai mặt phẳng $(P):x – y – z + 4 = 0$ và $(Q):x + 2y + 2z – 5 = 0.$ Tính giá trị $\tan \alpha .$
A. $\frac{{\sqrt 3 }}{3}.$
B. $\sqrt 2 .$
C. $ – \sqrt 2 .$
D. $ – \frac{{\sqrt 3 }}{3}.$

Câu 8: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, tìm tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số $k$ để hai mặt phẳng $(P):x + y + 2z – 4 = 0$ và $(Q):2x + (3k – 1)y + \left( {{k^2} – 3} \right)z + 10 = 0$ vuông góc với nhau.
A. $\left\{ { – \frac{5}{2}, – 1} \right\}.$
B. $\left\{ { – \frac{5}{2},1} \right\}.$
C. $\left\{ {\frac{5}{2},1} \right\}.$
D. $\{ – 1,1\} .$

Câu 9: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, tìm tập hợp tất cả giá trị thực của tham số $a$ để góc giữa hai mặt phẳng $(P):x + 2y + z + 2 = 0$ và $(Q): – x + \left( {2{a^2} – 1} \right)y + 2z – 1 = 0$ bằng ${60^0}.$
A. $\{ 2, – 1\} .$
B. $\{ – 2,1\} .$
C. $\{ – 1,1\} .$
D. $\{ – 2,2\} .$

Câu 10: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho hai điểm $A(0;1;1)$, $B(1; – 1;0)$ và mặt phẳng $(P):x + 2y + 2z + 5 = 0.$ Gọi $(Q)$ là mặt phẳng chứa $A$, $B$ đồng thời tạo với mặt phẳng $(P)$ một góc lớn nhất. Tính khoảng cách $d$ từ $O$ đến $(Q).$
A. $d = \frac{{3\sqrt {29} }}{{29}}.$
B. $d = \frac{{\sqrt {25} }}{{25}}.$
C. $d = \frac{{\sqrt {29} }}{{29}}.$
D. $d = \frac{{3\sqrt {25} }}{{25}}.$

b. BẢNG ĐÁP ÁN

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án B D C C C
Câu 6 7 8 9 10
Đáp án D B B C C

Trên đây là Công thức và Bài tập góc giữa hai mặt phẳng có lời giải mà GiaiToan8.com muốn chia sẻ tới các em. Xem thêm Các dạng toán giải phương trình vô tỉ ở đây.

ĐG của bạn?

Donate: Ủng hộ website Giaitoan8.com thông qua STK: 0363072023 (MoMo hoặc NH TPBank).
Cảm ơn các bạn rất nhiều!

Từ khóa:
  • bai tap goc giua hai mat phang co loi giai

  • cong thuc tinh goc giua hai mat phang

  • góc giữa hai mặt phẳng