HOT

Giải bài 6 trang 118 SGK Toán 7 tập 2 Cánh diều

By Thiên Minh | 11/02/2023

Để hiểu rõ hơn về dạng toán tính chất ba đường cao của tam giác các em cùng tham khảo lời giải bài 6 trang 118 SGK Toán 7 tập 2 Cánh diều mà Giaitoan8.com chia sẻ trong bài viết này nha.


Ghi chú: Tải "Tài liệu, Lời giải" có phí, bạn liên hệ qua Zalo: 0363072023 hoặc Facebook TẠI ĐÂY.

Chi tiết nội dung bài 6 trang 118 SGK Toán 7 tập 2 Cánh diều ( nằm trong Chương 7. Tam giác - Bài 13. Tính chất ba đường cao của tam giác).

- Cho tam giác ABC có G là trọng tâm, H là trực tâm, I là giao điểm của ba đường phân giác, O là giao điểm của ba đường trung trực. Chứng minh rằng:

a) Nếu tam giác ABC đều thì bốn điểm G, H, I, O trùng nhau;

b) Nếu tam giác ABC có hai điểm trong bốn điểm G, H, I, O trùng nhau thì tam giác ABC là tam giác đều.

Giải bài 6 trang 118 SGK Toán 7 tập 2 Cánh diều
Giải toán 7 trang 118 tập 2 sách cánh diều

Giải bài 6 trang 118 SGK Toán 7 tập 2 Cánh diều

a) Ta có:

G là trọng tâm của tam giác ABC (giao điểm của ba đường trung tuyến);

H là trực tâm của tam giác ABC (giao điểm của ba đường cao);

I là giao điểm của ba đường phân giác của tam giác ABC;

O là giao điểm của ba đường trung trực của tam giác ABC (Đường trung trực đi qua trung điểm của cạnh và vuông góc với cạnh tại trung điểm đó).

Mà tam giác ABC đều nên trong tam giác ABC đường trung tuyến đồng thời là đường cao và là đường phân giác.

Vậy bốn điểm G, H, I, O trùng nhau hay nếu tam giác ABC đều thì bốn điểm G, H, I, O trùng nhau.

b)

Giải bài 6 trang 118 SGK Toán 7 tập 2 Cánh diều

Giả sử trong tam giác ABC có hai điểm trùng nhau là H (trực tâm của tam giác) và I (giao của ba đường phân giác).

Hay AD, BE, CF vừa là đường cao, vừa là đường phân giác của tam giác ABC.

Xét tam giác ADB và tam giác ADC có:

\(\widehat {BAD} = \widehat {CAD}\) ( vì AD là tia phân giác của góc BAC)

AD chung;

\(\widehat {ADB} = \widehat {ADC}(=90^0)\) (vì \(AD \bot BC\));

Vậy \(\Delta ADB = \Delta ADC\) (g.c.g). Suy ra: AB = AC( 2 cạnh tương ứng). (1)

Tương tự ta có: \(\Delta AEB = \Delta CEB\) (c.g.c). Suy ra: AB = BC ( 2 cạnh tương ứng). (2)

Từ (1) và (2) suy ra: AB = BC = AC.

Vậy tam giác ABC đều hay nếu tam giác ABC có hai điểm trong bốn điểm G, H, I, O trùng nhau thì tam giác ABC là tam giác đều.

Giaitoan8.com mời các bạn cùng xem lại lời giải bài 5 trang 118 SGK Toán 7 tập 2 Cánh diều trước đó và lời giải bài 1 trang 119 SGK Toán 7 tập 2 Cánh diều tiếp theo tại đây.

ĐG của bạn?

Donate: Ủng hộ website Giaitoan8.com thông qua STK: 0363072023 (MoMo hoặc NH TPBank).
Cảm ơn các bạn rất nhiều!

Từ khóa:
  • Giải bài 6 trang 118 SGK Toán 7 tập 2 cánh diều

  • Giải bài tập trang 118 SGK Toán 7 tập 2 cánh diều

  • Giải Toán 7 tập 2 cánh diều

  • Giải Toán 7 trang 118 sách cánh diều tập 2