HOT

Giải bài phép dời hình và hai hình bằng nhau lớp 11

By Chăm Giải Toán | 19/11/2018

Nhằm giúp các em hoàn thành các bài tập 1, 2, 3 trong trang 23 và 24 sách giáo khoa Hình học 11, giaitoan8.com chia sẻ tài liệu giải bài Phép dời hình và hai hình bằng nhau lớp 11, mời các em theo dõi nội dung dưới đây.


Ghi chú: Tải "Tài liệu, Lời giải" có phí, bạn liên hệ qua Zalo: 0363072023 hoặc Facebook TẠI ĐÂY.

Dời hình có nghĩa là di chuyển một hình bất kỳ sang nhiều vị trí khác nhau trong tọa độ, các độ dài đoạn thẳng, các góc tương ứng bằng nhau ... dựa vào các kiến thức đã được học, chúng ta sẽ áp dụng vào giải bài tập trang 23, 24 trong sách giáo khoa Hình học lớp 11.

giai bai phep doi hinh và hai hinh bang nhau lop 11

Giải bài phép dời hình và hai hình bằng nhau, trang 23 24 sgk Hình học 11

Xem lại cách giải bài Phép quay lớp 11 nếu chưa nắm rõ nha các em.

Giải bài phép dời hình và hai hình bằng nhau

Giải bài 1 trang 23 SGK Hình học 11:

giai bai phep doi hinh và hai hinh bang nhau lop 11

*Hình vẽ cho thấy góc lượng giác (OA, OA’) = - 90 .

 • Vậy phép quay Q(O,-90o) biến A(-3; 2) thành A’(2; 3)

• Tương tự, phép quay Q(O,-90o) biến B(-4; 5) thành B’(5; 4)

• Tương tự, phép quay Q(O,-90o) biến C(-1; 3) thành C’(3; 1).

b. Tọa độ của A1, B1, C1

giai bai phep doi hinh và hai hinh bang nhau lop 11

Giải bài 2 trang 23 SGK Hình học 11:

Gọi L là trung điểm của OF. Từ các dữ kiện của giả thiết, nếu thực hiện phép đối xứng trục EH thì A →B ; K → F; J → L và hình thang AEJK → hình thang BELF.

Thực hiện tiếp theo phép tịnh tiến theo vectơ EO , ta có B → F ; E → O; L → I; F → G và hình thang BELF → hình thang FOIC.

Vậy nếu thực hiện liên tiếp phép đối xứng trục EH và phép tịnh tiến theo vectơ EO thì hình thang AEJK biến thành hình thang hình thang FOIC. Vậy hai hình thang này bằng nhau.

giai bai phep doi hinh và hai hinh bang nhau lop 11

Chú ý: Chúng ta có thể thực hiện phép tịnh tiến theo vectơ EO trước và tiếp theo là phép đối xứng trục EH, ta cũng có kết quả trên.

Giải bài 3 trang 23 SGK Hình học 11:

Gọi M là trung điểm BC, G là trọng tâm ΔABC

Gọi f là phép dời hình biến ΔABC thành ΔA’B’C’ và f(M) = M’, f(G) = G’.

Theo tính chất phép dời

hình ta có: M’ nằm giữa B’C’ và

M’B’ = MB = MC = M’C’ nên M’ là

trung điểm của B’C’.

Lại có G’ nằm giữa A’M’ :

M’G’ = MG = AM/3 = A'M'/3 nên G’ cũng là trọng tâm ΔA’B’C’.

Với tài liệu giải bài phép dời hình và hai hình bằng nhau, các em đã có thể tự tin trong buổi học tiếp theo rồi đúng không, Bài 7 về Phép vị tự sẽ là tài liệu mà giaitoan8.com chia sẻ trong bài sau, các bạn nhớ theo dõi nha.

ĐG của bạn?

Donate: Ủng hộ website Giaitoan8.com thông qua STK: 0363072023 (MoMo hoặc NH TPBank).
Cảm ơn các bạn rất nhiều!

Từ khóa:
  • giai bai phep doi hinh và hai hinh bang nhau lop 11

  • phép dời hình và hai hình bằng nhau lớp 11

  • giải bài tập trang 24 sgk hình học 11