HOT

Giải bài 7 trang 13 SGK Toán 11 tập 1 Chân trời sáng tạo

By Thiên Minh | 24/05/2023

Giaitoan8.com chia sẻ lời giải bài 7 trang 13 SGK Toán 11 tập 1 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 11 có thể tham khảo hoặc so sánh với đáp án mà mình đã làm ra.


Ghi chú: Tải "Tài liệu, Lời giải" có phí, bạn liên hệ qua Zalo: 0363072023 hoặc Facebook TẠI ĐÂY.

Nội dung câu hỏi bài 7 trang 13 SGK Toán 11 tập 1 Chân trời sáng tạo ( nằm trong Chương 1. Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác - Bài 1. Góc lượng giác).

- Trên đường tròn lượng giác hãy biểu diễn các góc lượng giác có số đo có đạng là:

a) $\dfrac{\pi}{2} + k \pi (k \in Z)$

b) $K \dfrac{\pi}{4} (k \in Z)$

Giải bài 7 trang 13 SGK Toán 11 tập 1 Chân trời sáng tạo
Giải toán 11 trang 13 sgk Chân trời sáng tạo tập 1

Giải bài 7 trang 13 SGK Toán 11 tập 1 Chân trời sáng tạo

Với k = 0 thì có góc lượng giác có số đo góc là $\dfrac{\pi}{2}$, được biểu diễn bởi điểm M;

Với k = 1 thì có góc lượng giác có số đo góc là $\dfrac{\pi}{2} + \pi = \dfrac{3\pi}{2}$ , được biểu diễn bởi điểm N;

Với k = 2 thì có góc lượng giác có số đo góc là $\dfrac{\pi}{2} + 2\pi$  nên cũng được biểu diễn bởi điểm M;

Với k = 3 thì có góc lượng giác có số đo góc là $\dfrac{\pi}{2} + 3\pi = \dfrac{3\pi}{2} + 2 \pi$  nên cũng được biểu diễn bởi điểm N.

Vậy với k chẵn thì các góc lượng giác có số đo dạng $\dfrac{\pi}{2} + k\pi (k \in Z)$  được biểu diễn bởi điểm M, với k lẻ thì các góc lượng giác có số đo dạng $\dfrac{\pi}{2} + k\pi (k \in Z)$ được biểu diễn bởi điểm N khi đó ta có hình vẽ sau:

Giải bài 7 trang 13 SGK Toán 11 tập 1 Chân trời sáng tạo

b) Với k = 0 thì có góc lượng giác có số đo góc là 0, được biểu diễn bởi điểm A;

Với k = 1 thì có góc lượng giác có số đo góc là $\dfrac{2\pi}{4}$, được biểu diễn bởi điểm M;

Với k = 2 thì có góc lượng giác có số đo góc là $\dfrac{2\pi}{4} = \dfrac{\pi}{2}$  được biểu diễn bởi điểm B;

Với k = 3 thì có góc lượng giác có số đo góc là $\dfrac{3\pi}{4}$ được biểu diễn bởi điểm N;

Với k = 4 thì có góc lượng giác có số đo góc là $\dfrac{4\pi}{4} = \pi$  được biểu diễn bởi điểm A’;

Với k = 5 thì có góc lượng giác có số đo góc là $\dfrac{5\pi}{4}$  được biểu diễn bởi điểm M’;

Với k = 6 thì có góc lượng giác có số đo góc là $\dfrac{6\pi}{4} = \dfrac{3\pi}{2}$ được biểu diễn bởi điểm B’;

Với k = 7 thì có góc lượng giác có số đo góc là $\dfrac{7\pi}{4}$ được biểu diễn bởi điểm N’;

Với k = 8 thì có góc lượng giác có số đo góc là $\dfrac{8\pi}{4} = 2 \pi + 0$  nên được biểu diễn bởi điểm A;

Vậy các góc lượng giác có số đo dạng $\dfrac{\pi}{2} + K \pi (K \in Z)$  được biểu diễn bởi các điểm A, M, B, N, A’, M’, B’, N’. Khi đó ta có hình vẽ sau:

Giải bài 7 trang 13 SGK Toán 11 tập 1 Chân trời sáng tạo

Giaitoan8.com mời các em xem lại giải bài 6 trang 12 SGK Toán 11 tập 1 Chân trời sáng tạo và xem tiếp lời giải bài 8 trang 13 SGK Toán 11 tập 1 Chân trời sáng tạo tại đây nhé.

ĐG của bạn?

Donate: Ủng hộ website Giaitoan8.com thông qua STK: 0363072023 (MoMo hoặc NH TPBank).
Cảm ơn các bạn rất nhiều!

Từ khóa:
  • Giải bài 7 trang 13 SGK Toán 11 tập 1 Chân trời sáng tạo

  • Giải bài tập trang 13 SGK Toán 11 tập 1 Chân trời sáng tạo

  • Giải Toán 11 tập 1 Chân trời sáng tạo

  • Giải Toán 11 trang 13 sách Chân trời sáng tạo tập 1