HOT

Giải bài tập trắc nghiệm trang 88 sgk Toán 10 tập 2 Kết nối tri thức

By Thiên Minh | 12/01/2023

Các em hãy so sánh đáp án của mình với đáp án các bài tập trắc nghiệm trang 88 SGK Toán 10 tập 2 Kết nối tri thức và cuộc sống mà Giaitoan8.com chia sẻ để xem mình đã hiểu kỹ về các dạng toán trong chương 9 Tính xác suất theo định nghĩa cổ điển chưa nhé.


Ghi chú: Tải "Tài liệu, Lời giải" có phí, bạn liên hệ qua Zalo: 0363072023 hoặc Facebook TẠI ĐÂY.

Nội dung các câu hỏi từ bài 9.13 đến bài 9.16 trang 88 SGK Toán 10 tập 2 kết nối tri thức thuộc dạng trắc nghiệm, các em cần nắm chắc kiến thức về Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất và Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển ... để hoàn thành đáp án của mình.

Giải bài tập trắc nghiệm trang 88 sgk Toán 10 tập 2 Kết nối tri thức
Giải Toán 10 trang 88 SGK Toán 10 tập 2 Kết nối tri thức

Bài 9.13 trang 88 SGK Toán 10 tập 2 Kết nối tri thức

Câu hỏi: Một hộp có bốn loại bị: bị xanh, bị đỏ, bị trắng và bị vàng. Lấy ngẫu nhiên ra một viên bị. Gọi E là biến cố: “Lấy được viên bi đỏ”. Biến cố đối của E là biến cố

A. Lấy được viên bị xanh.

B. Lấy được viên bị vàng hoặc bị trắng

C. Lấy được viên bị trắng.

D. Lấy được viên bị vàng hoặc bị trắng hoặc bị xanh.

Lời giải:

E và $\overline E $ là hai biến cố đối khi và chỉ khi $E \cup \overline E = \Omega $ và $E \cap \overline E = \emptyset $

Chọn D

Bài 9.14 trang 88 SGK Toán 10 tập 2 Kết nối tri thức

Câu hỏi: Rút ngẫu nhiên ra một thẻ từ một hộp có 30 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 30. Xác suất để số trên tấm thẻ được rút ra chia hết cho 5 là:

A. $\frac{1}{{30}}$

B. $\frac{1}{5}$

C. $\frac{1}{3}$

D. $\frac{2}{5}$

Lời giải:

Số phần tử của không gian mẫu là $n\left( \Omega \right) = 30$.

Gọi E là biến cố: "Số trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 5"

Ta có $E = \left\{ {5;10;15;20;25;30} \right\} \Rightarrow n\left( E \right) = 6$

Vậy xác suất của biến cố E là $P\left( E \right) = \dfrac{{n\left( E \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \dfrac{1}{5}$.

Chọn B

Bài 9.15 trang 88 SGK Toán 10 tập 2 Kết nối tri thức

Câu hỏi: Gieo hai con xúc xắc cân đối. Xác suất để tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc không lớn hơn 4 là:

A. $\dfrac{1}{7}$

B. $\dfrac{1}{6}$

C. $\dfrac{1}{8}$

D. $\dfrac{2}{9}$

Lời giải:

Vì hai con xúc xắc là cân đối nên các kết quả có thể đồng khả năng. 

Gieo một con xúc xắc, các kết quả có thể xảy ra là 1, 2, 3, 4, 5, 6 chấm. 

Số phần tử không gian mẫu là: n(Ω) = 6 . 6 = 36.

Gọi biến cố A: "Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc không lớn hơn 4". 

Các kết quả thuận lợi của A: (1; 1), (1; 2), (1; 3), (2; 1), (2; 2), (3; 1). 3

Do đó, n(A) = 6

Vậy $P(A) = \dfrac{6}{{36}} = \dfrac{1}{6}$

Chọn B

Bài 9.16 trang 88 SGK Toán 10 tập 2 Kết nối tri thức

Câu hỏi: Một tổ trong lớp 10T có 4 bạn nữ và 3 bạn nam. Giáo viên chọn ngẫu nhiên hai bạn trong tổ đó tham gia đội làm báo của lớp. Xác suất để hai bạn được chọn có một bạn nam và một bạn nữ là:

A. $\frac{4}{7}$

B. $\frac{2}{7}$

C. $\frac{1}{6}$

D. $\frac{2}{{21}}$

Lời giải:

Cách chọn 2 bạn từ 10 bạn là $C_{10}^2 \Rightarrow n\left( \Omega \right) = C_{10}^2 = 21$

Gọi A là biến cố: “Hai bạn được chọn có một bạn nam và một bạn nữ”.

Cách chọn một bạn nam là: 3 cách chọn

Cách chọn một bạn nữ là: 4 cách chọn

Theo quy tắc nhân ta có $n\left( A \right) = 3.4 = 12$

Vậy xác suất của biến cố A là $P\left( A \right) = \dfrac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \dfrac{{12}}{{21}} = \dfrac{4}{7}$.

Chọn A

Giaitoan8.com mời các bạn cùng xem lại lời giải bài 9.12 trang 87 SGK Toán 10 tập 2 Kết nối tri thức trước đó và lời giải bài 9.17 trang 88 SGK Toán 10 tập 2 Kết nối tri thức tiếp theo.

ĐG của bạn?

Donate: Ủng hộ website Giaitoan8.com thông qua STK: 0363072023 (MoMo hoặc NH TPBank).
Cảm ơn các bạn rất nhiều!

Từ khóa:
  • Giải bài tập trang 88 sgk Toán 10 tập 2 Kết nối tri thức

  • bài 9.16 trang 88 sgk Toán 10 tập 2 Kết nối tri thức

  • bài 9.13 trang 88 sgk Toán 10 tập 2 Kết nối tri thức